10 cách làm tăng sự cạnh tranh của chuỗi cung ứng bằng truyền thông

Các loại phương tiện truyền thông xã hội có thể mang lại rất nhiều lợi ích cho chuỗi cung ứng bằng nhiều cách khác nhau.

Thông qua các kênh xã hội, những công ty có thể tăng cường giao tiếp với khách hàng của mình, tự tạo ra nhu cầu, giảm chi phí vận hành, giảm thiểu rủi ro, nâng cao năng suất và nắm được một thị trường thông minh trong tay. Những công ty không năng động nhiều trên kênh phương tiện này thường gặp nhiều khó khăn khi hầu hết khách hàng, nhà cung cấp và cả đối thủ cạnh tranh của họ đều nắm vững thị trường này.

Bạn đã sẵn sàng để tận dụng sức mạnh của phương tiện truyền thông xã hội và tăng cường sức mạnh cho chuỗi cung ứng của mình chưa? Dưới đây sẽ là 10 lời khuyên hữu ích từ Ed Rusch – Phó Giám đốc của nhà cung cấp mạng lưới hoạt động Marketing toàn cầu Elemica tại cơ sở Philadelphia, nhằm giúp bạn đạt được mong muốn.

1. Tăng tính cạnh tranh

Qua phương tiện truyền thông xã hội, các DN có thể cảm nhận sát thực tế hơn và đáp ứng đúng cách để thay đổi cung/cầu trên thị trường. Chủ động phá vỡ truyền thống của ngành và tập trung hơn vào nhu cầu của khách hàng, nhà cung cấp và các nhà cung ứng dịch vụ logistics.

2. Đăng tải các đơn hàng bị chậm trễ

Ở một số trường hợp, việc đơn hàng trễ hẹn ngoài ý muốn chắc chắn là điều không thể tránh khỏi, tuy nhiên khách hàng của bạn chắc chắn sẽ muốn được thông báo trước. Phương tiện truyền thông xã hội cũng là một công cụ hữu hiệu giúp các công ty vận chuyển hàng hóa có thể liên lạc trực tiếp đến với khách hàng để thông báo những sự kiện tương tự.

3. Tìm kiếm đối tác kinh doanh mới

Bằng cách sử dụng phần mềm mạng lưới chuỗi cung ứng có kèm các chức năng liên kết phương tiện truyền thông xã hội, bạn sẽ dễ dàng tìm kiếm trên hệ thống này với những từ khóa hoặc phân nhóm rõ ràng (theo loại thiết bị, địa lý, chất liệu và số lượng). Hệ thống cũng cho phép bạn thu hút hoặc gợi ý những đối tác có liên quan trên mạng lưới này để dễ dàng liên hệ với nhau.

4. Tăng khả năng theo dõi

Tăng tính minh bạch trong toàn bộ quá trình chuỗi cung ứng nhằm hiểu rõ hơn về xuất xứ của vật liệu đang sử dụng nhờ vào hệ thống tìm kiếm nâng cao đã nêu trên. Khi hiểu rõ đối tác, bạn có thể quản lý rủi ro tốt hơn, phát triển chiến lược kinh doanh và hợp tác lâu dài.

5. Tiến hành nghiên cứu

Kiểm tra uy tín của các nhà cung cấp và các đối tác chuỗi cung ứng tiềm năng bằng cách theo dõi phản ứng và trải nghiệm của chính khách hàng của họ trên nhiều phương tiện truyền thông xã hội khác nhau.

6. Chủ động quản lý

Hãy chủ động hành động thay vì phải liên tục phản ứng nhanh và thông minh để ứng phó với biến động thị trường, từ đó đạt được sự linh hoạt hơn để đáp ứng các nhu cầu cụ thể của từng khách hàng khác nhau.

7. Tăng sức ảnh hưởng

Tăng cường hoạt động trên phương tiện truyền thông xã hội nhằm làm quen, tiếp xúc với những khách hàng và đối tác một cách thân thiện hơn. Dần dần xây dựng, duy trì mối quan hệ đó và bạn sẽ tạo ra nhiều cơ hội bắt chéo với những đối tác này trong tương lai.

8. Định hướng quy trình mới

Thay đổi có thể diễn ra ở bất kì cấp độ nào của một tổ chức, không chỉ từ trên xuống. Một phản hồi tích cực từ phương tiện truyền thông xã hội có thể tạo ra những hiệu ứng bất ngờ và khổng lồ và tiếng tăm của DN. Ví dụ, chất lượng dịch vụ và chăm sóc khách hàng tốt sẽ để lại ấn tượng, hoặc thậm chí những bình luận lan tỏa ra những khách hàng khác, từ đó tạo ra thay đổi lớn về tên tuổi DN.

9. Cộng tác

Phương tiện truyền thông xã hội cho phép bạn tìm và làm việc với đối tác trên một quy mô lớn hơn so với các phương pháp giao tiếp truyền thống như email hoặc điện thoại. Mạng lưới càng rộng, hệ thống càng mang lại nhiều giá trị hơn đến với những người tham gia vào đó.

10. Sử dụng các phân tích kinh doanh theo hệ thống

Những công cụ này không những cho phép các DN làm việc trên số liệu riêng của họ, mà còn hỗ trợ trong việc so sánh với những công ty đối thủ trong cùng ngành công nghiệp.

 

inboundlogistics.com
Theo VLR