6 quy tắc phân loại HS Code (GIR)

I. SƠ LƯỢC:

Việc phân loại HS Code phải tuân theo 6 quy tắc phân loại HS Code cơ bản được xây dựng dựa trên Hệ thống hài hòa, có tính ràng buộc áp dụng. Các quy tắc phải được xem xét theo thứ tự,  không áp dụng được quy tắc này mới áp dụng sang quy tắc tiếp theo.

Thứ tự xem xét các quy tắc: Quy tắc 1, 2(a), 2(b), 3(a), 3(b), 3(c), 4. Riêng quy tắc 5 và 6 được áp dụng riêng biệt.

II. CÁC QUY TẮC TỔNG QUÁT:

Quy tắc 1:

“Tên của các phần, của chương hoặc của phân chương được đưa ra chỉ nhằm mục đích dễ tra cứu. Đẻ đảm bảo tỉnh pháp lý, việc phân loại hàng hóa phải được xác định theo nội dung của từng nhỏm và bất cứ chủ giải của các phần, chương liên quan và theo các qui tắc dưới đây nếu các nhóm hoặc các chủ giải đó không có yêu cầu nào khác.”

Quy tắc 1 được xem xét đầu tiên trong quy trình phân loại HS Code.

Tên đề mục của Phần, Nhóm, Phân nhóm “chỉ nhằm mục đích tra cứu” và không có giá trị pháp lý trong việc phân loại hàng hóa.

Việc phân loại hàng hóa được xác định theo nội dung của nhóm hàng và bất cứ chú giải phần hoặc chương nào có liên quan, và tuân theo các quy tắc 2, 3, 4 hoặc 5 khi nhóm hàng hoặc các chú giải không có yêu cầu nào khác.

Ví dụ: Gạo lứt 1006

quy tắc phân loại HS Code

Quy tắc 2:

“a) Một mặt hàng được phân loại vào một nhóm hàng thì mặt hàng đó ở dạng chưa hoàn chỉnh hoặc chưa hoàn thiện cũng thuộc nhóm đó, nếu đã có đặc trưng cơ bản của hàng hóa đó khi đã hoàn chỉnh hoặc hoàn thiện. Cũng phân loại như vậy đối với hàng hóa ở dạng hoàn chỉnh hay hoàn thiện hoặc đã có đặc trưng cơ bản của hàng hóa ở dạng hoàn chỉnh hay hoàn thiện (hoặc được phân loại vào dạng hàng hóa đã hoàn chỉnh hay hoàn thiện theo nội dung Quy tắc này), nhưng chưa lắp ráp hoặc tháo rời.

b) Một nguyên liệu, một chất được phân loại trong một nhóm nào đó thì hỗn hợp hay hợp chất của nguyên liệu hoặc chất đó với những nguyên liệu hoặc chất khác cũng thuộc nhóm đó. Hàng hóa làm toàn bộ bằng một loại nguyên liệu hay một chất, hoặc làm một phần bằng nguyên liệu hay chất đó được phân loại trong cùng nhóm. Việc phân loại những hàng hóa làm bằng hai loại nguyên liệu hay hai chất trở lên phải tuân theo Quy tắc 3.”

Khi quy tắc 1 không thể áp dụng thì xem xét đến quy tắc 2. Quy tắc 2 áp dụng cho: Các mặt hàng ở dạng chưa hoàn chỉnh hoặc chưa hoàn thiện, ở dạng chưa lắp ráp hoặc tháo rời ; Hỗn hợp và hợp chất của các nguyên liệu hoặc các chất.

Gồm hai quy tắc:

  • Quy tắc 2(a): Hàng hóa ở dạng chưa hoàn chỉnh hoặc chưa hoàn thiện nhưng đã có đặc tính cơ bản của hàng hóa đã hoàn chỉnh hoặc hoàn thiện thì được phân loại cùng nhóm với hàng hóa đã hoàn chỉnh. Áp dụng tương tự cho hàng hóa ở dạng chưa lắp ráp hoặc tháo rời.

Ví dụ: Xe ô tô thiếu bánh xe vẫn được áp mã theo xe ô tô.

  • Quy tắc 2(b): Các hàng hóa được làm từ một phần nguyên liệu hoặc chất sẽ được phân loại giống các hàng hóa được làm từ nguyên liệu hay chất đó.

Ví dụ: Axit sulfuric 100% thuộc nhóm 2807, Nước thuộc nhóm 2201. Hỗn hợp Axit sulfuric và Nước được phân vào nhóm 2807 – áp mã theo chất cơ bản là Axit sulfuric.

Quy tắc 3:

Khi áp dụng qui tắc 2(b) hoặc vì bất cứ một lý do nào khác, hàng hóa thoạt nhìn có thể phân loại vào hai hay nhiều nhóm, thì sẽ phân loại như sau:

  • Quy tắc 3(a): Những nhóm có mô tả cụ thể nhất sẽ được ưu tiên hơn các nhóm có mô tả khái quát khi thực hiện việc phân loại hàng hỏa. Tuy nhiên, khỉ hai hay nhiều nhỏm mà moi nhóm chỉ liên quan đến một phần của nguyên liệu hoặc chất chứa trong hàng hỏa là hỗn hợp hay hợp chất, hoặc chỉ liên quan đến một phần của hàng hóa trong trường hợp hàng hóa đỏ ở dạng bộ được đóng gói để bản lẻ, thì những nhỏm này được coi như thế hiện đặc trưng ngang nhau về những hàng hóa nói trên, ngay cả khỉ một trong so các nhỏm đỏ có mô tả đầy đủ hơn hoặc chỉnh xác hơn về những hàng hỏa đỏ.

Ví dụ: Tông đơ tỉa lông. Áp dụng quy tắc 3(a), những nhóm có mô tả cụ thể nhất sẽ được ưu tiên hơn các nhóm có mô tả khái quát. Xét thấy nhóm 8510: “Tông đơ và các dụng cụ loại bỏ râu, lông, tóc” có miêu tả cụ thể hơn nhóm 8467: “Dụng cụ cầm tay có gắn động cơ điện”. Do đó, Tông đơ tỉa lông được phân vào nhóm 8510.

  • Quy tắc 3(b): Những hàng hóa hỗn hợp bao gồm nhiều nguyên liệu khác nhau hoặc những hàng hóa được làm từ nhiều bộ phận cấu thành khác nhau, và những hàng hóa ở dạng bộ để bán lẻ, nếu không phân loại được theo qui tắc 3(a), thì phân loại theo nguyên liệu hoặc bộ phận cấu thành tạo ra đặc tính cơ bản của hàng hóa.

Theo qui tắc 3(b) này, hàng hóa được coi như “ở dạng bộ được đóng gói để bán lẻ” phải có những điều kiện sau:

i) Phải có ít nhất hai loại hàng khác nhau, mà ngay từ ban đầu thoạt nhìn có thể xếp vào nhiều nhóm hàng khác nhau. Ví dụ: sáu cái nĩa rán không thể coi là một bộ theo qui tắc này, vì không thể xếp 6 cái nĩa rán vào hai nhóm hàng;

ii) Gồm những sản phẩm hoặc hàng hóa được xếp đặt cùng nhau để đáp ứng một yêu cầu nhất định hoặc để thực hiện một chức năng xác định;

iii) Được xếp theo cách thích hợp để bán trực tiếp cho người sử dụng mà không cần đóng gói tiếp (ví dụ: đóng gói trong hộp, tráp, hòm).

Ví dụ: Bộ sản phẩm gồm lược (9615), kéo (8213), chổi (9603) và máy kẹp tóc (8510). Bộ sản phẩm này đáp ứng các điều kiện để được coi như “ở dạng bộ được đóng gói để bán lẻ”:

quy tắc phân loại HS Code
Bộ làm tóc đáp ứng đủ các điều kiện để được coi như “ở dạng bộ được đóng gói để bán lẻ”

Và trong bộ sản phẩm này, máy kẹp tóc (8510) là sản phẩm chính. Do đó, bộ làm tóc được phân vào nhóm 8510.

  • Quy tắc 3(c): Khi không thể áp dụng quy tắc 3(a) hoặc 3(b) thì phân loại hàng hóa vào nhóm cuối cùng theo thứ tự đánh số trong số các nhóm tương đương được xem xét.

Ví dụ: Socola sữa có tỉ lệ sữa = tỉ lệ bột cacao = 50%. Xét thấy không thể phân loại vào nhóm 0402 hoặc nhóm 1806 theo quy tắc 3(a), và cũng không thể phân loại theo nguyên tắc 3(b). Do đó, mặt hàng sẽ được phân loại vào quy tắc 3(c): “phân loại vào nhóm có thứ tự sau cùng trong số các nhóm cùng được xem xét”. Theo đó, socola sữa được phân loại vào nhóm 1806.

Quy tắc 4:

“Nếu hàng hóa không thể phân loại theo đúng các qui tắc phía trên thì được phân loại vào nhóm phù hợp với loại hàng hóa giống chúng nhất.”

Ví dụ: Men dạng viên, được dùng giống như thuốc thì được áp vào mã thuốc 30.04.

Quy tắc 5:

Phạm vi áp dụng: Hộp, túi, bao và các loại bao bì có hình dạng đặc biệt; Các loại chứa đựng hoặc đi kèm với sản phẩm.

  • Quy tắc 5(a): Hộp, túi, bao và các loại bao bì chứa đựng tương tự

Các loại bao hộp tương tự, thích hợp hoặc có hình dạng đặc biệt để chứa hàng hóa hoặc bộ hàng hóa xác định, có thể dùng trong thời gian dài và đi kèm với sản phẩm khi bán, được phân loại cùng với những sản phẩm này. Tuy nhiên, nguyên tắc này không được áp dụng đối với bao bì mang tính chất cơ bản nổi trội hơn so với hàng hóa mà nó chứa đựng.

Ví dụ: Hộp đựng ghita có hình dạng của đàn ghita. Do đó, được phân loại vào nhóm cùng với đàn ghita: 9209. Tuy nhiên, hộp đựng kính đeo mắt bằng vàng không thể áp mã theo kính.

Quy tắc 5(b): Bao bì

Qui định việc phân loại bao bì thường được dùng để đóng gói chứa đựng hàng hóa. Tuy nhiên, qui tắc này không áp dụng cho bao bì có thể dùng lặp lại, ví dụ trong trường hợp thùng kim loại hoặc bình sắt, thép đựng khí đốt dạng nén hoặc lỏng.

Ví dụ: Không áp mã bình chứa ga bằng thép (bình có thể sử dụng lại) vào mã ga được mà phải được phân theo mã riêng. Nếu bình ga dùng một lần thì áp mã ga.

quy tắc phân loại HS Code

Quy tắc 6:

Để đảm bảo tính pháp lý, việc phân loại hàng hóa ở cấp độ phân nhóm phải đảm bảo:

  • Được xác định phù hợp theo nội dung của phân nhóm và chú giải phân nhóm. Theo qui tắc này thì các chú giải phần và chương có liên quan cũng được áp dụng, trừ khi nội dung mô tả trong phân nhóm có những yêu cầu khác.
  • Phải xác định HS Code ở cấp độ Nhóm trước tiên.
  • Các quy tắc 1 đến 5 điều chỉnh việc phân loại ở cấp độ phân nhóm trong cùng một nhóm.
  • Chỉ những phân nhóm cùng cấp độ mới so sánh được.

Giải thích một số từ ngữ:

– “Trừ khi nội dung của phân nhóm có yêu cầu khác”: có nghĩa là trừ khi những chú giải của phần hoặc chương có nội dung không phù hợp với nội dung của phân nhóm hoặc chú giải phân nhóm.

– “Các phân nhóm cùng cấp độ”: phân nhóm một gạch (cấp độ 1) hoặc phân nhóm 2 gạch (cấp độ 2).

Ví dụ: Tại chương 71, định nghĩa về “bạch kim” nêu trong chú giải 4(b) cùng chương này khác với chú giải phân nhóm 2 của chương này, cụ thể:

+ Chú giải 4(b) chương 71: khái niệm bạch kim có nghĩa là Platin (Pt), Iridi (Ir), Osimi (Os), Paladi (Pd), Rodi (Rh) và Rutheri (Ru).

+ Chú giải phân nhóm 2 chương 71: “mặc dù đã qui định trong chú giải 4(b) của chương này, nhưng theo các phân nhóm 7010.11 và 7010.19, khái niệm bạch kim không bao gồm Iridi (Ir), Osimi (Os), Paladi (Pd), Rodi (Rh) và Rutheri (Ru).”

Do vậy, để giải thích các phân nhóm 7010.11 hoặc 7010.19, chú giải phân nhóm 2 sẽ được áp dụng còn chú giải 4(b) của chương không được áp dụng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

SÁU QUI TẤC TỎNG QUÁT
Gỉảỉ thích vỉệc phân loại hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Vỉệt Nam dựa trên Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa (HS) của Tổ chức Hải quan thế giói (Ban hành kèm theo Thông tư sos 156/2011/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2011 của Bộ Tài chính)