Brexit và những ảnh hưởng đến Việt Nam

Và chủ đề tuần này là 1 chủ đều nóng bỏng hiện nay: “Brexit”.

– “Brexit” là từ ghép giữa “Britain” và “Exit”.
– “Brexit” sẽ ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu như thế nào?

Những ảnh hưởng này sẽ được phân tích theo 3 khía cạnh: Nguồn cung ứng hàng hoá, Việc tiếp cận đến nguồn nhân lực & Kinh tế quy mô

Brexit và những ảnh hưởng đến Việt Nam

1. Nguồn cung ứng hàng hoá:
– Brexit nghĩa là kết thúc cho việc UK tiếp cận với dòng luân chuyển hàng hoá miễn phí “free movement of goods”.
– UK sẽ mất ít nhất 2 năm để hoàn tất thủ tục & thảo luận về mối quan hệ trong tương lai với EU, bao gồm: Luật thương mại giữa UK & EU, luật về kiểm soát biên giới, Luật thương mại giữa UK & những nước không thuộc EU.
Tăng thuế nhập khẩu, VAT, chi phí khai hải quan, chi phí quản lý doanh nghiệp.
Tỉ giá hối đoái biến động liên tục, ảnh hưởng trực tiếp đến giá vốn hàng hoá (cost of goods sold)
Thời gian vận chuyển hàng hoá sẽ phải kéo dài hơn so với lúc trước.

2. Việc tiếp cận nguồn nhân lực:
– Kết quả trực tiếp từ Brexit là việc: Gỉam dòng luân chuyển nhân lực – freedom of movement in people
– Rất nhiều nhà phân phối ở UK có nhân viên đến từ các nước trong EU. Khi Brexit dẫn ra, UK sẽ bị thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng, dẫn đến áp lực phải tăng chi phí thuê nhân công
Thay đổi về sự sẵn có & chi phí nhân công có thể dẫn đến sự thay đổi về Trade-off giữa: Địa điểm & chi phí vận chuyển
Ảnh hưởng đến việc thiết kế chuỗi cung ứng của doanh nghiệp.

3. Kinh tế quy mô:
– Nếu không có EU, rất nhiều khách hàng sẽ bị mất đi lợi ích từ việc mua trực tiếp từ các công ty trong EU – những công ty hoạt động với quy mô lớn. Điều này, giúp giảm chi phí.
– Ví dụ: Các công ty về IT & phần mềm thường cung cấp chi phí thấp hơn thông qua việc bán hàng trên toàn EU.
– Có 1 rủi ro rất lớn là những công ty này sẽ bán giá cao hơn cho các khách hàng từ UK. Điều này đã từng xả ra khi có nỗi lo lắng về việc Scotland sẽ rời UK, các siêu thị đã đẩy giá cao hơn rất nhiều

Có 1 điều chắc chắn rằng, Brexit đã xảy ra, và những tác động của nó đến nền kinh tế thế giới và cả VN đều sẽ rất lớn.

Ảnh hưởng tiêu cực

Brexit và những ảnh hưởng đến Việt Nam

1. Nỗi lo nhập siêu:
– Nhập siêu của Việt Nam chủ yếu đến từ Trung Quốc, và lâu nay, Việt Nam rất khó khăn để giảm nhập siêu từ Trung Quốc.
– Trung Quốc hiện đang áp dụng chính sách đồng nhân dân tệ yếu để hỗ trợ xuất khẩu khi kinh tế gặp khó khăn.
– Khi Anh rời EU, đồng euro và đồng bảng Anh đều yếu đi sẽ khiến hàng hóa của Trung Quốc khó khăn trong xuất khẩu vào thị trường này và không loại trừ chuyện Trung Quốc tiếp tục phá giá đồng nhân dân tệ để hỗ trợ xuất khẩu.
– Và khi đồng nhân dân tệ mất giá, hàng hóa Trung Quốc càng có thêm lợi thế để tràn sang Việt Nam.

2. Áp lực tỷ giá.
– Năm ngoái, việc Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ đã khiến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải “linh hoạt” điều chỉnh tỷ giá. Việt Nam hiện có điều kiện để giữ tỷ giá ổn định,
– Tuy nhiên, nếu Trung Quốc phá giá đồng nội tệ, đồng tiền Việt Nam sẽ chịu áp lực rất lớn. Mặt khác, tỷ giá đồng Việt Nam cũng sẽ chịu áp lực nếu ngân hàng trung ương các nước điều chỉnh hay can thiệp để bảo vệ thị trường nước họ.
– Ổn định tỷ giá luôn là mong mỏi của các nhà điều hành kinh tế, bởi khi đồng tiền quốc gia mất giá sẽ ngay lập tức ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa và lạm phát.

3. Thị trường xuất khẩu
– Sản phẩm xuất khẩu chính của Việt Nam vào UK bao gồm: điện thoại di động & và các phụ kiện, hàng may mặc, hàng dệt may, giày dép & thuỷ hải sản. Những sản phẩm này thuộc nhóm hàng hoá tiêu dùng cơ bản, nghĩa là ít bị tác động bởi chu kì kinh tế
– Trong khi đó, với chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) và tham gia vào hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Việt Nam đã sẵn sàng để trở thành một trong những “hub” về thiết bị linh kiện điện tử và sản xuất hàng may mặc. Theo đánh giá của SSI “Điều này sẽ đảm bảo tiếp tục tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang Anh,”

Ba điều trên trực tiếp ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam cũng như chuỗi cung ứng từ Việt Nam.

Theo tiến sĩ Trần Toàn Thắng, Phó trưởng ban Môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh: “Việc phá giá đồng bảng Anh sẽ làm cho hàng hóa Việt Nam trở nên đắt hơn ở thị trường Vương quốc Anh (UK) do đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Anh có thể bị ảnh hưởng trong dài hạn.”

Tuy nhiên, theo nhiều nhà phân tích, Brexit có thể sẽ mang lại lợi ích cho Việt Nam.

Brexit và những ảnh hưởng đến Việt Nam

Ảnh hưởng tích cực: EVFTA

– Việt Nam là quốc gia Đông Nam Á duy nhất đã hoàn tất đàm phán FTA với EU .
– Mặc dù EVFTA chưa được phê duyệt, đó là một lợi thế cho Việt Nam khi cạnh tranh với các quốc gia ASEAN khác trên thị trường EU.
– Với cuộc khủng hoảng hiện nay đang diễn ra ở Châu Âu, rất nhiều các hiệp định của EU – ASEAN đang đàm phán, với các nước như Thái Lan , Singapore và Philippines sẽ được ngừng lại
– Đồng tiền chung Euro đứng trước nguy cơ bị phá giá, điều này ảnh hưởng đến tìm năng tăng trưởng của EU.
– Khi VN là nước duy nhất trong khu vực ASEAN hoàn tất thoả thuận với EU, nhập khẩu từ VN sẽ giảm đáng kể so với giá thành các mặt hàng nhập khẩu khác, cũng như, chi phí xuất khẩu vào VN sẽ thấp hơn.
– Đồng thời, với vị trí đặc biệt trong ngành sản xuất chi phí thấp, VN sẽ có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn đối với người tiêu dùng EU
– Sự tăng giá của đồng đô la Mỹ sẽ thu hút các nhà đầu tư từ Mỹ vào Việt Nam, đặc biệt là khi nhiều hạn chế thương mại sẽ sớm được dỡ bỏ sau khi hiện định Trans-Pacific Partnership Agreement được ký.

-> Nếu Chính phủ Việt Nam có các hành động kịp thời để làm cho nền kinh tế ổn định hơn và cải thiện môi trường kinh doanh , Việt Nam sẽ là một điểm đến thu hút cho dòng vốn .
-> Các chính sách vĩ mô phải được linh hoạt hơn . Chính phủ cũng nên đặc biệt chú ý đến việc phối hợp chính sách tiền tệ và tài chính để đảm bảo hài hòa giữa tính linh hoạt chính sách và sự ổn định kinh tế

Theo nhiều nhà phân tích: Tác động từ Brexit đến VN sẽ là tác động “long-term”. Tuy nhiên, VN vẫn nên chuẩn bị sẵn sàng cho những tác động sắp tới.

(nguồn: http://www.lexology.com/library/detail.aspx?g=094b5117-64ec-408b-acc9-2afb26dd96b2)

Khóa học APICS CPIM – Basic Of Supply Chain Management