Mục đích sử dụng KPIs trong quản lý?

Ban quản lý doanh nghiệp thường yêu cầu chủ doanh nghiệp phát triển và thực hiện KPIs. KPIs cung cấp một phân tích định lượng của một công ty, một tập đoàn và các hoạt động kinh doanh. Thông tin này thường giúp các công ty đưa ra quyết định liên quan đến hoạt động kinh doanh và đảm bảo hoạt động thành công. Các chủ doanh nghiệp đôi khi phát triển KPIs cụ thể cho công ty của riêng họ. Trong khi KPIs phổ thông có thể tồn tại trong môi trường kinh doanh, chủ doanh nghiệp nên thực hiện các chỉ số mà  cung cấp cho họ những thông tin tốt nhất về công ty của họ. Vậy, mục đích sử dụng KPIs trong quản lý là gì?

  1. Thiết lập mục tiêu

KPIs cho phép các chủ doanh nghiệp thiết lập mục tiêu cho công ty của họ. Chủ doanh nghiệp có thể thiết lập các mục tiêu liên quan đến doanh số bán hàng và thời gian cụ thể, số lượng sản phẩm được sản xuất, năng suất lao động và số lượng nguồn lực kinh tế cần thiết để sản xuất hàng hóa hoặc dịch vụ ở một mức độ cụ thể. Những mục tiêu thường liên quan đến việc tối đa hóa hoạt động của các công ty, tập đoàn, với chi phí thấp nhất có thể. KPIs cho phép các chủ doanh nghiệp tạo ra một kỷ lục lịch sử hoạt động cho các hoạt động kinh doanh khác nhau. Kỷ lục này cho phép các chủ doanh nghiệp để đo lường hoạt động sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ hoạt động tốt như thế nào so với khoảng thời gian trước đó.

Mục đích sử dụng KPIs

  1. Phân tích so sánh

Các chủ doanh nghiệp có thể sử dụng KPIs như một chuẩn mực hướng ngoại. Quá trình chuẩn hóa cho phép chủ doanh nghiệp có thể so sánh KPIs công ty, tập đoàn của họ với tiêu chuẩn của các công ty hoặc ngành kinh doanh khác. Các chủ doanh nghiệp nhỏ thường sử dụng KPIs cho việc phân tích so sánh bởi vì đo lường giữa doanh nghiệp nhỏ với các công ty lớn là rất khó. KPIs có thể phân chia thông tin tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của mỗi công ty, tập đoàn  thành những tiêu chuẩn để dễ dàng so sánh.

  1. Tạo lập các chính sách

KPIs có thể giúp các chủ doanh nghiệp tạo ra các chính sách quản lý kinh doanh. Chính sách quản lý kinh doanh bảo đảm tất cả nhân viên trong công ty đồng loạt thực hiện theo các tiêu chuẩn kinh doanh khi sản xuất hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ. Các chủ doanh nghiệp có thể phát hiện ra rằng hiệu suất của một công ty, tập đoàn sút kém đi một phần là do hiệu suất lao động của nhân viên giảm. KPIs dịch vụ khách hàng là một công cụ phổ biến mà các chủ sở hữu và nhà quản lý sử dụng khi thiết lập các chính sách cho công ty. Các chủ doanh nghiệp cũng có thể tạo ra các chính sách cho các nhà quản lý kinh doanh để đảm bảo những người này đang xem xét hoạt động của  nhân viên một cách chính xác trên  một cơ sở nhất quán.

Mục đích sử dụng KPIs

  1. Cải thiện khả năng sinh lời

Các chủ doanh nghiệp có thể cải thiện khả năng sinh lời của các công và tập đoàn của họ; những hoạt động dựa trên các thông tin liên quan đến KPIs. KPIs thường xuyên theo dõi số vốn được chi trả cho các hoạt động kinh doanh hoặc lợi nhuận từ các cơ hội làm ăn. Cắt giảm chi phí hoặc tăng doanh số bán hàng là hai cách phổ biến nhất để cải thiện lợi nhuận của các công ty và tập đoàn . Các chủ doanh nghiệp thực hiện KPIs cụ thể để xem xét  hai cách này trong công ty của họ. Những thay đổi nhỏ dựa trên KPIs có thể làm tăng lợi nhuận của các công ty và tập đoàn rất lớn.

KIM CHI
Cloudjetsolutions