Uber – từ Giấc mơ khởi nghiệp Mỹ trở thành Ác mộng văn hóa của thế giới

Uber, startup giá trị nhất thế giới nổi tiếng với văn hóa săn và giữ chân nhân tài quyết liệt có một không hai. Ngay cả những kỹ sư cấp cao nhất của Google cũng đã chấp nhận đầu quân cho Uber, khiến hàng triệu ứng viên tiềm năng trên khắp thế giới đổ xô nộp đơn để mong được cùng Uber thay đổi tương lai. Tuy nhiên, việc phát triển quá nhanh đã khiến giấc mơ khởi nghiệp ngày nào giờ đã trở thành cuộc khủng hoảng văn hóa lớn nhất lịch sử Silicon.

http://trulydeeply.4iw8iavu4p8cnyjybd.maxcdn-edge.com/wp-content/uploads/2017/06/UBER-EVIL-CULTURE-EATS-STRATEGY.png

Uber – Từ văn hóa khởi nghiệp “chuẩn” thung lũng Silicon

Kể từ những ngày đầu thành lập, Uber gặp rất nhiều khó khăn khi luôn chịu sự phản kháng quyết liệt từ giới taxi và chính quyền tại khắp nơi trên thế giới. Nhưng Uber đã vượt qua tất cả chướng ngại để phát triển thành startup giá trị nhất lịch sử thông qua văn hóa “chuẩn” khởi nghiệp của mình.

Làm chủ “nhân tài”

Giám đốc nhân sự quốc tế của Uber, Renee Atwood đã nói: “Chúng tôi cần những thành viên tốt nhất và văn hóa công ty sẽ góp một phần rất lớn trong việc thu hút nhân tài.”

Trong quá khứ, các nhân tài thường tìm kiếm những công ty đem lại giá trị cho nền kinh tế, có phúc lợi cao và chính sách bảo hiểm đầy đủ. Tuy nhiên, các nhân tài trẻ hiện nay lại tìm kiếm đến những công ty chú trọng kế hoạch phát triển nghề nghiệp của từng cá nhân và cao hơn nữa là có cơ hội để gây dấu ấn của mình trong lịch sử.

Và đó chính là điểm mạnh của Uber, công ty này không muốn nhân viên của mình xem chỗ làm việc là một nơi “bán 40 tiếng một tuần” để nhận lương hàng tháng. Uber luôn thúc đẩy nhân viên xem mình như là những người chủ của Uber, họ sẽ đại diện Uber và đóng một vai trò lớn cùng phát triển công ty.

Atwood đưa ra ví dụ về Megan Zoback, nhân viên đầu tiên của văn phòng Uber tại Thụy Điển. Anh đã tuyển mộ được cho Uber một giám đốc khu vực hoàn toàn phù hợp, nhưng vào lúc đó người này hiện chưa tìm được chỗ ở. Mong muốn giữ chân nhân tài và hỗ trợ tốt nhất cho Uber, Megan đã sẵn sàng cho vị giám đốc tương lai ở tạm và làm việc tại nhà mình trong hơn 2 tuần trước khi tìm được chỗ mới.

Luôn đặt cược cho tương lai

https://cdn.vox-cdn.com/thumbor/dGtNdPiTKl_K33SnWj7vd50GM9g=/0x0:2040x1360/1200x800/filters:focal(857x517:1183x843)/cdn.vox-cdn.com/uploads/chorus_image/image/53451869/UberRUSH2.0.jpg

Chỉ tính riêng mô hình hoạt động của Uber đã là một canh bạc rất lớn trong kinh doanh. Không dừng lại ở đó, Uber luôn khuyến khích nhân viên của mình mạo hiểm để thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của công ty.

“Nếu bạn không mạo hiểm, bạn sẽ không thể phát triển và sẽ sớm bị người khác qua mặt.” là câu rất nhiều quản lý của Uber luôn khuyên nhân viên của mình.

Atwood còn nói thêm “Tại Uber, chúng tôi luôn hướng tới việc đạt được mục tiêu bất chấp mọi trở ngại.”

Vào cuộc họp Skype mỗi tuần với hơn 100 nước tham gia. Các nhân viên Uber luôn được cập nhật những bước đột phá của từng quốc gia và lấy đó làm mục tiêu cho riêng mình.

Ý tưởng hay và kết quả tốt sẽ quyết định tất cả

Cùng với việc luôn đặt cược và mạo hiểm, tại Uber, các bậc lãnh đạo luôn sẵn sàng lắng nghe ý kiến đóng góp từ mọi người. Ý tưởng hay luôn được chú ý, công nhận và có khả năng đưa vào thực thi. Những yếu tố “chính trị” và “nể nang” luôn được tối thiểu để không ý kiến nào bị vùi dập.

Chẳng hạn như tại văn phòng Uber Chicago, một nhân viên tuyển dụng đề xuất tổ chức phỏng vấn ngay trên các chuyến xe Uber chạy quanh thành phố, thay vì hàng loạt các cuộc phỏng vấn “nghiêm túc” như thông lệ.

Kết quả là ý kiến này đã đem lại thành công vang dội, các ứng viên không chỉ thích thú với những cuộc phỏng vấn gắn liền với Uber mà phương thức này còn tạo nên nhiều làn sóng truyền thông tốt, góp phần cải thiện hình ảnh Uber trong mắt các ứng viên tương lai.

Về đánh giá nhân viên, Uber đặc biệt tập trung vào những kết quả và số liệu mang lại. Thành công của mỗi nhân viên sẽ phụ thuộc vào con số của họ có “đẹp” hay không. Điều này một mặt vừa thúc đẩy sự cạnh tranh của nhân viên, một mặt đem lại sự phát triển chung khi các mục tiêu của cả công ty luôn được chuyển đổi thành KPI cho mỗi cá nhân.

Và với văn hóa đó, tốc độ phát triển của Uber chỉ có thể ví như một cơn bão. Chỉ trong vòng 20 tháng kể từ ngày thành lập vào năm 2009, Uber đã sở hữu đến hơn 4.900 nhân viên tại 341 văn phòng trên khắp thế giới và được định giá đến 50 tỷ USD.

Cho đến ác mộng văn hóa lớn nhất lịch sử

http://static3.businessinsider.com/image/593cd4445124c9c950a5f752-800/uber-board-to-discuss-ceo-absence-policy-changes-source-2017-6.jpg

Mọi chuyện bắt đầu vào năm 2017 khi cựu kỹ sư của Uber, cô Susan Fowler đăng tải một bài blog cáo buộc hàng loạt hành động quấy rối của cấp trên, và điều đặc biệt là phòng ban nhân sự gần như làm ngơ và không có bất kì sự hỗ trợ gì trong suốt thời gian đó.

Vài ngày sau bài blog gây bão trên mạng xã hội, trang New York Times đưa tin thêm về hàng hoạt các cáo buộc quấy rối tình dục và hành động phi pháp của những nhân viên cấp cao của Uber. Công ty này được miêu tả như một “Sàn đấu sinh tử” khi các nhân viên buộc phải cạnh tranh với nhau để sinh tồn và các thành viên cấp cao hoặc có thành tích tốt luôn được phòng Nhân sự bỏ qua mọi “lỗi lầm”.

Kể từ đó, liên tiếp những câu chuyện về một “môi trường độc hại” bị phanh phui. Ít nhất 20 nhân viên cấp cao của Uber bị sa thải ngay trong đầu năm với một loạt cáo buộc về quấy rối tình dục, tư thù cá nhân, phân biệt giới tính và chèn ép nhân viên. Thêm vào đó, hàng chục nhân viên khác còn phải chịu kỷ luật và hơn 57 cáo buộc đang được điều tra bởi văn phòng luật sư Perkins Coie.

Ngay cả CEO đồng thời là nhà sáng lập lúc bấy giờ là Travis Kalanick cũng chịu nhiều tai tiếng khi trực tiếp góp phần xây dựng nên một môi trường mà báo chí và nhân viên cho là “tai tiếng”, “phân biệt”, “vi phạm quyền cá nhân” … Dưới áp lực của các nhà đầu tư và hội đồng quản trị, vào tháng 6 năm 2017, Travis buộc phải từ chức nhưng vẫn giữ một ghế trong hội đồng quản trị. Nhưng mọi chuyện vẫn chưa kết thúc khi Travis vẫn muốn quay trở lại Uber và hội đồng quản trị lại một mực làm mọi cách để ngăn chặn điều này, khiến nội bộ Uber được ví như đang tham gia một “Trò chơi vương quyền”.

Nhưng vì sao một môi trường “chuẩn” startup được nhiều người ngưỡng mộ lại trở thành một scandal văn hóa lớn nhất lịch sử thung lũng Silicon?

Khi làm chủ công ty đồng nghĩa với đánh mất cuộc sống riêng

https://image4.owler.com/feedenclosure/how-uber-s-hard-charging-corporate-culture-left-employees-drained_20170717_231429_original.jpg

Có một từ được lập lại nhiều lần khi nhân viên Uber miêu tả về công việc của mình, đó là “Stress”. Nhân viên Uber thường phải làm việc từ 80 đến 100 tiếng mỗi tuần nhưng luôn buộc phải tỏ ra tràn đầy sức sống và luôn sẵn sàng cống hiến thêm nếu không muốn bị coi là “không phù hợp” với môi trường khởi nghiệp.

Tại Uber, bạn phải luôn sẵn sàng làm việc vào buổi tối, cuối tuần và cả ngày lễ nếu không muốn bị bỏ mất thông tin quan trọng. Điều này khi bắt đầu sẽ tạo ra sự thích thú nhưng về lâu dài nó sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của nhân viên.

Khi các “nhân tài” được ưu ái quá mức

Tại Uber, các “nhân tài” luôn được tạo mọi điều kiện để làm việc và nhân viên luôn được đánh giá chỉ qua kết quả mà họ mang lại … Điều này dẫn đến sự ưu ái quá mức cho những nhân vật này.

New York Times đưa tin rằng một quản lý cấp cao của Uber đã sàm sỡ công khai một nữ nhân viên trong chuyến đi du lịch của công ty tại Las Vegas. Một giám đốc khác luôn miệng la hét và phỉ báng nhân viên mình bằng những từ ngữ phân biệt giới tính trong các cuộc họp căng thẳng. Và một quản lý khác nữa đã hù dọa sẽ dùng gập bóng chày “đập bể đầu” một nhân viên có hiệu suất kém.

Tất cả đều không được xử lý chỉ vì những người này rất quan trọng với công ty.

Và khi phòng nhân sự không bảo vệ được nhân viên

Khi Fowler trình bày những sự việc của cô cho phòng nhân sự, cả hai bên đều công nhận đây là hành động quấy rối thật sự. Nhưng sau đó phòng nhân sự từ chối xử lý nghiêm khắc người quản lý kia, thay vào đó chỉ là cảnh báo và nhắc nhở.

Nhân sự kém là một trong những yếu tố gây ảnh hưởng xấu nhất đối với công ty, bất kể là quy mô như thế nào. Với Uber, khi công ty đã phát triển thành một tập đoàn khổng lồ với hàng ngàn nhân viên và hàng trăm quản lý khác nhau, nhân sự là nơi duy nhất và cũng là đồng minh số một để bảo vệ nhân viên.

Nhưng cái hệ thống đáng lẽ ra phải luôn theo dõi và kiểm soát gắt gao những hành động sai trái của nhân viên lại bị ảnh hưởng bởi mục tiêu phát triển của công ty và quyết định làm ngơ các hành động của những nhân vật quan trọng.

Và không chỉ có phòng nhân sự, hầu hết các nhân viên của Uber cũng quyết định im lặng trước môi trường làm việc độc hại kia vì sợ ảnh hưởng đến sự nghiệp của mình. Mãi cho đến khi cô Fowler nghỉ việc và công khai những bê bối trên mạng, sự việc mới bắt đầu bị phanh phui.

Văn hóa là nền mống tốt nhất của doanh nghiệp, nếu một công ty chỉ tập trung vào phát triển và doanh thu mà quên mất văn hóa doanh nghiệp, nó sẽ tạo ra một “quy luật ngầm” với mọi nhân viên rằng “Lợi nhuận là tất cả, mọi người chỉ cần đem lại lợi nhuận cho công ty bất chấp hậu quả”.

Và chính quan điểm đó đã gây ra một thảm họa văn hóa và truyền thông lớn nhất lịch sử thung lũng Silicon.