Trong tương lai, các CEO sẽ đi lên từ lĩnh vực Chuỗi cung ứng.
Đã từng bị coi là ngoài tầm với đến các vị trí lãnh đạo cấp cao, tuy nhiên những năm gần lại đây là trong tương lai, các C-suite (còn được gọi là C-level là danh từ chỉ chức danh điều hành cao cấp trong các doanh nghiệp, bắt đầu bằng chữ cái C (CEO, CFO, COO, vv và vv…) đã và đang thực sự để mắt đến các Chuyên viên Quản trị Chuỗi cung ứng. Và những người làm ở vị trí này cũng đang được quan tâm và chú ý sao sát bởi các nhà đầu tư, nhà phân tích, và hội đồng quản trị.
Bài viết là quan điểm và nhận định của Shay Scott, hiện là giám đốc quản lý Global Supply Chain Institute. Ông có kinh nghiệm ngành công nghiệp quan trọng của Dell và Honeywell, có bằng cử nhân kinh doanh, kỹ thuật và giáo dục. Bằng Thạc Sỹ tại chức trong lĩnh vực Chuỗi Cung ứng toàn cầu tại University of Tennessee’s Haslam College of Business. Bài viết được dịch và biên tập bởi Viện Nghiên cứu và Phát triển Logistics.
Sự chuyển mình của Chuỗi cung ứng
Một thập kỷ trước, hầu hết các nhà lãnh đạo Chuỗi cung ứng tập trung vào công việc như mua hàng, vận tải hậu cần, điều hành sản xuất. Những công việc có thể nói là “sau tấm rèm”, do đó, vị trí này không thực sự cho thấy sự nổi bật để đảm nhận các C-Suite so với Sales hay Marketing. Tuy nhiên, dần dần các hoạt động cắt giảm kinh phí và tối ưu hóa sản xuất trở thành yếu tố quan trọng của mọi doanh nghiệp, và đó là những giá trị chính mà Chuỗi cung ứng có thể mang lại, thì nó đã bắt đầu thực sự chuyển mình.
Hai ví dụ rất sáng giá cho việc CEO đi lên từ Chuỗi cung ứng là Tim Cook của Apple, Marry Barra của General Motors. Có thể nói, lãnh đạo Chuỗi cung ứng đã có một sự phát triển tuyệt vời xuyên suốt các hoạt động, họ không chỉ đơn giản là mang lại giá trị trong sản phẩm cho khách hàng, mà họ cũng gần như làm việc trong tất cả các lĩnh vực như khách hàng, nhà cung cấp, bán hàng, tiếp thị, và cả tài chính.
Tổ chức nghiên cứu thị trường toàn cầu GARTNER đã tìm ra phương thức hoạt động để cân bằng được hai yếu tố Phát triển và Hiểu quả, yếu tố đó gọi là “Bimodal Supply Chain”, trong tiếng Việt chưa có từ dịch, tuy nhiên ta có thể hiểu nôm na, Phát triển và Hiệu quả chính là hai giá trị cốt lõi có thể có được từ Chuỗi cung ứng. Trong khi những nhà lãnh đạo khác luôn phải lo lắng về vấn đề này, thì nhà Quản trị chuỗi cung ứng có thể đáp ứng được cả hai, đó là lý do vì sao, những người này đang có những bước nhảy lớn đến các vị trí C-Suite.
Một yếu tố nữa chính là cách tư duy. Lãnh đạo Chuỗi cung ứng thường nói về hàng tồn kho, chênh lệch giá mua, xem xét về cách thức doanh nghiệp đang mang lại giá trị trên thị trường, bên cạnh đó là những tác động tài chính như: doanh thu, vốn lưu động, lợi nhuận, dòng tiền tự do,…), họ còn có tư duy một cách tổng hợp, và tất cả những điều đó khiến họ xứng đáng cho các vị trí cao hơn.