Quản trị hàng tồn kho là gì? Nhiệm vụ của quản trị tồn kho là phải trả lời được 2 câu hỏi: Lượng tồn kho bao nhiêu là tối ưu? và Khi nào tiến hành đặt hàng?
Chính sách tồn kho rất quan trọng khiến cho các nhà quản lý sản xuất, quản lý marketing và quản lý tài chính phải làm việc cùng nhau để đạt được sự thống nhất. Có nhiều quan điểm khác nhau về chính sách tồn kho, để có sự cân bằng các mục tiêu khác nhau như: giảm chi phí sản xuất, giảm chi phí tồn kho và tăng khả năng đáp ứng nhu cầu cho khách hàng. Mục này sẽ giải quyết các quan điểm đối chọi nhau để thiết lập chính sách tồn kho. Chúng ta khảo sát về bản chất của tồn kho và các công việc bên trong hệ thống tồn kho, xây dựng những vấn đề cơ bản trong hoạch định tồn kho và kỹ thuật phân tích một số vấn đề tồn kho.
Xây dựng trung tâm phân phối: Ba bước đạt hiệu quả cao nhất
Cross Docking là một kĩ thuật logistics nhằm loại bỏ chức năng lưu trữ và thu gom đơn hàng của một kho hàng, mà vẫn cho phép thực hiện các chức năng tiếp nhận và gửi hàng.
ICD là cảng cạn/ cảng khô/ cảng nội địa, hoặc gọi tắc là Depot. Hay còn được gọi với tên tiếng anh là Inland Container Depot. Điểm thông quan nội địa là một địa điểm thông quan hàng hóa nằm trong nội địa; giúp cho cảng biển giải phóng hàng nhanh, tăng khả năng thông qua nhờ các dịch vụ đóng gói, lưu kho bãi, thủ tục hải quan.
Kho hàng là nơi tập trung toàn bộ hàng hóa, nguyên vật liệu, đồ đạc dụng cụ, hàng hóa bán thành phẩm, sản phẩm cuối, bao bì đóng gói… Về nguyên tắc, kho hàng là nơi đáp ứng mọi nhu cầu liên tục của cửa hàng và được duy trì ổn định thông qua các nguồn cung cấp và thời hạn nhập hàng cố định. Việc hình thành kho chịu tác động từ những biến động về nhu cầu của người tiêu dùng và rủi ro trong việc nhập hàng hóa. Những biến động này có thể gây ra sự chậm trễ trong giao hàng hay thiếu sót trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Do đó quản lý kho hàng đòi hỏi cần phải có sự thắt chặt và cần được áp dụng các biện pháp an toàn trong quá trình thiết lập kho hàng. Đây chính là lý do bạn cần lên kế hoạch nhập hàng một cách chi tiết cụ thể nhằm đảm bảo công việc kinh doanh của mình.
Kho ngoại quan là khu vực kho, bãi được thành lập trên lãnh thổ Việt Nam, ngăn cách với khu vực xung quanh để tạm lưu giữ, bảo quản hoặc thực hiện một số dịch vụ đối với hàng hoá từ nước ngoài, hoặc từ trong nước đưa vào kho theo hợp đồng thuê kho ngoại quan được ký giữa chủ kho ngoại quan và chủ hàng.