Các chuyên gia trong ngành phân tích vận tải biển cho biết việc lưu thông hàng hóa trong ngành vận tải biển toàn cầu thời gian vừa qua đang trăng trưởng chậm nhưng khá ổn định.Theo báo cáo trong nghiên cứu mới nhất của công ty tư vấn quốc tế JLL, ngành vận tải biển thế giới hiện đang có 5 xu hướng được dự báo sẽ diễn ra trong 5 tháng tiếp theo của năm 2014:
Thay đổi kích cỡ tàu: Sự ra đời của các tàu lớn hơn cho phép các cảng biển tối đa hóa sử dụng, giúp giảm đến 35% chi phí trên các container. Điển hình là con tàu Panamax (8.000 TEU) từng thông dụng tại cảng Los Angeles và cảng Long Beach đã dần dần được thay thế bằng con tàu New Panamax (14.500 TEU).
Giảm tốc độ tiêu chuẩn: Chi phí nhiên liệu chiếm đến 60% tổng chi phí vận chuyển hàng hóa. Trong một hành động nhằm mục tiêu cắt giảm chi phí, các hãng vận tải biển đã thỏa thuận giảm tốc độ vận hành xuống còn 15-20 hải lý, thay vì 24 hải lý như thông thường. Với cách này, nhiên liệu tiêu thụ được cho là tiết kiệm đến 53%, đồng thời giảm thiểu lượng khí carbon thải ra môi trường. Mặc dù điều này khiến cho thời gian vận chuyển thông thường kéo dài hơn một tuần, tuy nhiên các chủ hàng của các mặt hàng nhạy cảm cần ít thời gian vận chuyển cũng tỏ một thái độ rộng lượng đối với thời gian vận chuyển mới.
Tàu lớn làm tắc nghẽn cảng: Tuy nhiên, với mật độ dày đặc của các con tàu lớn với tốc độ vận hành chậm có thể dẫn đến việc tắc nghẽn tại các cảng. Việc tắc nghẽn và dư thừa hàng hóa tại cảng đang là một vấn đề căng thẳng chung. Bằng cách mở rộng các cầu cảng, bến bãi, sử dụng nguồn đội ngũ lao động trên bến cảng thành thạo hơn, đầu tư các cần cẩu mới, các hệ thống điều khiển tự động, trang thiết bị hiện đại tại các cảng là một chặng đường dài để hướng đến việc tăng năng suất và phân luồng hàng hóa chuyên nghiệp ở các cảng biển.
Hình thành các liên minh:Việc hợp nhất các hãng tàu thành những liên minh trong ngành vận tải biển được xem là chiến lược để kiểm soát tốt hơn các chi phí bằng cách chia sẻ tàu và các trang thiết bị ở cảng. Trong khi liên minh dịch vụ giữa ba hãng tàu lớn Maersk, CMA CGM và MSC thuộc Liên minh P3 vừa mới hình thành, thì Liên minh G6 bao gồm các hãng tàu thành viên Hapag-Lloyd, OOCL, NYK, HMM, APL và MOL đã bắt tay vào tiến hành các kế hoạch, và chiến lược sẵn có của mình. Các hãng tàu American President, Hapag Lloyd, Hyundai Merchant Marine, Mitsui, Nippon, và OOCL vừa mới đồng ý tham gia vào Liên minh G6 mở rộng nhằm cạnh tranh với liên minh khủng P3 cho đến năm 2016. Đầu năm 2014, hai hãng tàu Hapag-Lloyd AG và Compania Sud Americana de Vapores (CSVA) đã kí một hợp đồng sáp nhập toàn bộ việc kinh doanh container của CSAV với hãng tàu của Đức này.
Kẻ thắng và người thua: Các tàu lớn hơn và Liên minh G6 đã đề xuất việc giãn cách thời gian cập cảng để hạn chế sự tắc nghẽn. Điều đó cũng đồng nghĩa các hãng vận tải biển có quyền lựa chọn những người thắng và kẻ thua. Những kẻ thắng sẽ làm chủ những hành lang vận tải biển với sự kết nối chuyên nghiệp các cảng nội địa và các cảng biển, cũng như việc bốc dỡ hàng hóa sẽ được thực hiện một cách hiệu quả hơn.
Ông Richard Thompson, người đứng đầu trong ban nghiên cứu Giải pháp chuỗi cung ứng và logistics của Công ty JLL cho biết, trong cuộc chơi của các nhà vận tải biển toàn cầu, đây không phải là một trò chơi với bài toán có tổng bằng không, tất cả đều đang phải phát triển để đối mặt với những cạnh tranh