Giày thể thao là một sản phẩm phổ biến với giá trị cao. Có bao giờ bạn tự hỏi nhà máy tốn bao nhiêu tiền để làm ra một đôi giày không? Hay Nike và Adidas thu được bao nhiêu tiền từ một đôi giày bán ra? Hãy cùng tìm hiểu cùng Mr. Lô nhé.
Nếu là một người sử dụng internet thường xuyên, hẳn là bạn đã nghe các câu như:
– ‘ Nike sản xuất 1 đôi giày chỉ tốn 20 đô.’
– ‘ Đôi giày tương tự Adidas này hãng khác bán chỉ 200 đô, hẳn Adidas đã lời vài trăm đô 1 đôi’
– ‘ Hôm Black Friday mình mua đôi này chỉ có 50 đô, giá này chắc hãng vẫn còn lời 1 mớ’
Bài viết sau sẽ cho bạn một cái nhìn chi tiết nhất về chi phí và lợi nhuận mà một đôi giày mang lại cho các bên tham gia. Vì bạn sẽ hiểu được rằng, giá trị sản xuất chỉ chiếm một phần nhỏ trong giá phảm phẩm bán lẻ mà thôi.
Các số liệu được trình bày ở dưới sẽ dựa trên giá FOB và giá bán lẻ tại Mỹ, được thu thập và phân tích bởi trang Solereview, chuyên đánh giá các mẫu giày nổi tiếng.
Solereview đã trích số liệu nhập khẩu từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2016 từ nguồn dữ liệu nhập khẩu được công bố của Mỹ. Và đây là 2 bảng so sánh giữa giá FOB và giá bán lẻ của một số mẫu giày Adidas và Nike thông dụng.
Nhìn sơ qua, đây hẳn là những gì bạn nghĩ đúng không?
“1 đôi giày 140 đô chỉ có giá FOB 32 đô !? Vậy là lời hơn 100 đô 1 đôi rồi!! Nike và Adidas kinh doanh siêu lợi nhuận!”
Nhưng báo cáo tài chính năm 2015 của Nike và Adidas cho thấy, hai công ty này chỉ đem về 4.1% và 10.7% lợi nhuận bán buôn, đồng nghĩa với việc 1 đôi giày 100 đô thì Nike thu lợi 4.1 đô còn Adidas cũng chỉ đem về 10.7 đô.
Vậy, phần lợi nhuận còn lại nằm ở đâu? Cùng phân tích một đôi giày có giá bán lẻ là 100 đô nhé.
1. Chi phí vận chuyển, bảo hiểm và Hải quan
Vì chi phí FOB chỉ là phí tại nước sản xuất (ví dụ, Trung Quốc), để đến được tay người mua, đôi giày cần phải được vận chuyển, mua bảo hiểm và khai báo hải quan. Ước tính chi phí này sẽ tăng giá trị sản xuất một đôi giày lên tới 20% (từ $20 lên $24.3).
2. Chi phí bán buôn
Khi mua một sản phẩm giày thể thao, bạn thường không tới trực tiếp cửa hàng Nike hay Adidas để mua đúng không nào?
Thường bạn sẽ ghé các shop giày phân phối chính hãng, hoặc lên các trang bán hàng trực tuyến để mua, vì họ luôn có giảm giá.
Và thông thường Nike hay Adidas sẽ bán trực tiếp cho các kênh bán lẻ này, với mức chiết khấu vào khoảng 50%.
Vậy, tỷ suất lợi nhuận gộp biên (Gross margin) lúc này của Adidas và Nike sẽ là $50 – $24.3 = $25.7.
3. Chi phí khác, thuế và lợi nhuận
Cho đến lúc này, $25.7 cho một đôi giày $100 vẫn là một con số khá hời đúng không nào?
Tuy nhiên, các hang Nike và Adidas còn phải chi trả các chi phí lương nhân viên, chi phí phân phối, chi phí marketing, khấu hao, thuế thu nhập và những chi phí hoạt động kinh doanh khác…
Rất may cho chúng ta là các số liệu này được công bố rất chi tiết qua mỗi năm.
4. Vậy Nike và Adidas sẽ thật sự thu lời bao nhiêu cho một đôi giày $100?
Vậy là bạn đã hiểu chi phí một đôi giày không đơn thuần chỉ là chi phí sản xuất của nó đúng không nào.
Giả sử một đôi giày bán ra thị trường với giá 100 đô, dựa vào bảng báo tài chính năm 2015 của Nike, ta có phân tích chi phí như sau:
Giá FOB: $22
Chi phí vận chuyển, bảo hiểm và Hải quan: $5
Chi phí Marketing: $5
Chi phí khác: $11
Thuế: $2
Lợi nhuận: $5
Chi phí bán buôn: $50
Còn với Adidas, ta có phân tích sau:
Giá FOB: $21
Chi phí vận chuyển, bảo hiểm và Hải quan: $5
Chi phí Marketing: $8
Chi phí khác: $13
Thuế: $1
Lợi nhuận: $2
Chi phí bán buôn: $50
5. Nếu Nike và Adidas chỉ lời $5 và $2, chắc hẵn các cửa hàng bán lẻ lời rất nhiều, vì họ không tốn chi phí sản xuất mà vẫn còn 50% chi phí?
Nếu đã thực sự hiểu mô hình ở trên, thì chắc bạn cũng hình dung được các cửa hàng bán lẻ không thực sự “lời” như bạn nghĩ.
Trên thực tế, các cửa hàng luôn phải duy trì mức giảm giá trung bình 24% (những dịp khuyến mãi lớn như Black Friday, Giáng sinh …)
Thêm vào đó, chi phí duy trì một cửa hàng bao gồm tiền thuê đất, nhân công, trang trí, nguy cơ tồn kho và phân phối … kiến một cửa hàng bán lẻ tốn ít nhất $17 trên một đôi giày thể thao.
Trừ đi khoảng thuế, cửa hàng bán lẻ cũng chỉ thu lại lợi nhuận khoảng $6 một đôi.
Theo Solereview – Mr. Lô lược dịch