Trong cuộc sống hối hả hiện nay, bữa ăn đối với nhiều người không còn là một khoảng thời gian nghỉ ngơi và thưởng thức nữa, nó đã trở thành một hoạt động đi kèm với bao nhiêu công việc phải giải quyết. Sự phát triển mạnh mẽ của các hệ thống thức ăn nhanh và take-away là minh chứng rõ nhất cho xu hướng này.
Một bộ phận lớn khách hàng phụ thuộc vào các chuỗi thức ăn nhanh để phục vụ nhu cầu của mình. Nhưng kèm theo nhu cầu này cũng là các rủi ro, khách hàng hiện đại không còn muốn phải chờ hoặc nhận được phản hồi “Hết hàng”. Vì thế, chìa khóa quyết định thành bại của mô hình thức ăn nhanh sẽ phụ thuộc vào câu hỏi: “Chuỗi cung ứng của bạn linh hoạt đến cỡ nào?”
Tầm quan trọng của Chuỗi cung ứng
Với một thị trường cạnh tranh khắc nghiệt như hiện nay, chuỗi cung ứng nào thiếu đầu tư vào công nghệ và phát triển bền vững sẽ nắm chắc phần thất bại.
Cũng vì thế, các chuỗi thức ăn nhanh phải đầu tư để tạo nên một chuỗi cung ứng linh hoạt và hiệu quả cho cả nhu cầu phát triển Logistics dài hạn và đồng thời đáp ứng được những xu hướng ngắn hạn. Việc đầu tư vào chuỗi cung ứng không chỉ trong một khoảng thời gian nhất định, việc đầu tư này phải đi đôi với sự phát triển bền vững của cả công ty.
Các chuỗi thức ăn nhanh không được phép thờ ơ với chuỗi cung ứng của mình, họ phải liên tục đầu tư, cải tiến và phát triển nếu muốn tiếp tục tồn tại.
Tại sao lại thế? Vì sự thất bại trong bất kỳ mặt nào chuỗi cung ứng có thể sẽ giết chết một đế chế thức ăn nhanh, chẳng hạn như
1. Lãng phí thức ăn
Một dòng dịch chuyển thiếu hiệu quả sẽ đồng nghĩa với việc suy giảm lợi nhuận do các chi phí hư hỏng thức ăn mà bạn có thể hoàn toàn tránh được.
Một chuỗi cung ứng hiệu quả phải dịch chuyển được nguồn nguyên liệu một cách nhanh và an toàn, nhất là khi người tiêu dùng ngày càng yêu cầu thức ăn của mình phải tươi, sạch và không sử dụng chất bảo quản.
Thời gian vận chuyển càng nhiều đồng nghĩa với việc lợi nhuận càng giảm.
2. Thiếu hụt sản phẩm
Trong một thị trường cạnh tranh như hiện nay, bạn hoàn toàn không nên lâm vào tình trạng “cháy” những sản phẩm khách hàng đang có nhu cầu, vì hiện có quá nhiều sự lựa chọn dành cho họ.
Khách hàng có thể nhanh chóng tìm một nhà cung ứng khác, bạn không chỉ mất sales vào lúc này mà có thể mất luôn doanh thu trong tương lai đối với khách hàng.
Bạn bắt buộc phải luôn duy trì một mức tồn kho hợp lý nếu muốn tránh trường hợp này.
3. Chi phí Logistics cao
Việc sử dụng các nguồn tài nguyên tại khu vực kinh doanh không chỉ góp phần cải thiện hình ảnh công ty trong mắt người dùng, mà còn giúp tiết kiệm chi phí Logistics một cách đáng kể.
Mặc dù giá dầu gần đây không còn cao nhưng thời kỳ chạm trần cách đây mấy năm, nhưng nguyên liệu sẽ luôn có chiều hướng tăng giá và nó sẽ ảnh hưởng đến chi phí Logistics của bạn.
Chuỗi cung ứng cần phải tối ưu hóa các chi phí logistics, nhất là thông qua việc tận dụng tài nguyên địa phương để giảm chi phí vận chuyển.
4. Thiếu linh hoạt
Không bao giờ nên phụ thuộc vào một nhà cung cấp.
Một chuỗi cung ứng không có sự linh hoạt về nhà cung cấp vào sẽ không tránh khỏi các vấn đề có thể xảy ra. Lỡ như nhà cung cấp thịt gà duy nhất của bạn gặp vấn đề về an toàn thực phẩm? hay nhà vận tải thân quen của bạn gặp trục trặc về xe?
5. Menu phức tạp
Chuỗi cung ứng cần làm việc trực tiếp với bếp và phòng phát triển sản phẩm để đảm bảo rằng menu hiện tại không quá phức tạp so với nguồn lực chuỗi cung ứng của công ty.
Chuỗi thức ăn nhanh càng cần nhiều nguyên liệu thì Chuỗi cung ứng sẽ càng gặp nhiều chuyện đau đầu trong tương lai.