Blockchain – bước đột phát mới của Chuỗi cung ứng

Công nghệ blockchain đang khuấy động chuỗi cung ứng toàn cầu. Thông minh hơn, nhanh nhạy hơn, chính xác hơn, blockchain ngày càng được nhiều công ty ứng dụng và phát triển thành công.

Vào năm 2015, khi vi khuẩn E.coli được phát hiện tại chuỗi thức ăn Chipotle Mexican Grill khiến 55 khách phải nhập viện, thông tin báo đài, các cuộc điều tra và các lần tạm hoãn kinh doanh đã khiến chuỗi của hàng này lao đao. Do không đưa ra được nguyên nhân cụ thể và khống chế thiệt hại nhanh chóng, Chipotle phải chịu hoàn toàn trách nhiệm và đối mặt với mức giảm 42% doanh thu, và sau đó là 3 năm trời làm ăn cực kì lận đận.

Nguyên nhân cốt yếu của cuộc khủng hoảng này đồng thời là rủi ro lớn nhất của các chuỗi cung ứng sử dụng nhiều nhà cung cấp khác nhau: Sự thiếu rõ ràng và trách nhiệm trong một chuỗi cung ứng phức tạp. Không thể kiểm soát được nhà cung ứng trong thời gian thưc, Chipotle hoàn toàn không thể ngăn chặn kịp thời hoặc cắt đứt ngay nguồn phát sinh ra dịch bệnh.

Ngày nay, một số công ty startups và tập đoàn đang dần khám phá ra giải pháp cho vấn đề này: Bằng cách sử dụng blockchain để truyền thông tin và ghi nhận các hoạt động nhằm kiểm soát được dòng chảy sản phẩm và dịch vụ giữa các đối tác, thậm chí giữa các nước với nhau.

Blockchain – bước đột phát mới của Chuỗi cung ứng

Blockchain là gì?

Blockchain là một cơ sở dữ liệu thông tin được liên kết với nhau và được mở rộng theo thời gian. Mỗi khối thông tin trong blockchain đều chứa thông tin về thời gian khởi tạo và được liên kết tới khối trước đó, vì vậy cơ sở dữ liệu này được gọi là chuỗi khối. Blockchain được thiết kế để chống lại việc thay đổi dữ liệu: Một khi dữ liệu đã được ghi thì sẽ không có cách nào thay đổi được nó.

Ứng dụng Blockchain trong chuỗi cung ứng

Blockchain – bước đột phát mới của Chuỗi cung ứng

Trong một nghiên cứu gần đây của Harvard, Michael J. Casey và Pindar Wong nhận ra việc công nghệ blockchain đang được các startups công nghệ phát triển, với các ứng dụng chuỗi cung ứng dựa trên blockchain, không dừng lại ở đó, các tập đoàn lớn như Walmart, IBM và BHP Billiton đang nỗ lực cải thiện việc theo dõi dòng sản phẩm và thông tin của công ty.

Provenance, một startups tại Anh, cho phép người dùng “chia sẻ thông tin chuỗi cung ứng sản phẩm và ảnh hưởng của công ty tới môi trường và xã hội.” Walmart đang hợp tác với IBM và Đại học Tsinghua – Bắc Kinh để tiến hành theo dõi dòng thịt lợn từ Trung Quốc bằng blockchain. Tập đoàn khoan khổng lồ – BHP Billiton sử dụng công nghệ blockchain để theo dõi các phân tích đá quý từ các bên thuê ngoài. Startup Everledger sử dụng công nghệ blockchain để đảm bảo chất lượng và nguồn gốc của sản phẩm, đặc biệt startup này hướng tới việc hỗ trợ các công ty đá quý tránh khỏi việc thu mua “kim cương máu” – loại kim cương được khai thác ở các vùng chiến tranh, nhằm tránh cung cấp tài chính cho các nhà độc tài.

Blockchain kết hợp với công nghệ chip thông minh và cảm biến theo dõi tự động sẽ giúp tăng tốc độ chuỗi cung ứng, đồng thời cải thiện sự thông minh và tính linh hoạt của chuỗi. Michael J. Casey và Pindar Wong còn nhận định rằng “Blockchain sẽ còn trở nên mạnh hơn khi kết hợp với các mô hình hợp đồng/ cam kết thông minh, qua đó, các quyền và nghĩa vụ các bên, nhất là điều khoản thanh toán và giao hàng sẽ được xử lý một cách hoàn toàn tự động.”

Thêm vào đó, tiềm năng theo dõi và cập nhật tự động của blockchain không chỉ dừng lại ở sản phẩm; nó còn có thể cải thiện việc giám sát nhân sự. Mỗi một nhân viên trong chuỗi cung ứng sẽ được cung cấp một mã riêng biệt, và sau đó sẽ được mã hóa và đặt vào block chain. Điều này cho phép tất cả các thành viên còn lại trong chuỗi cung ứng có thể theo dõi hoạt động của mọi nhân viên trong chuỗi. Ví dụ như Chipotle ở đầu bài viết có thể biết được một nhân viên trong các nhà cung cấp thịt bò đã không làm đúng quy trình tiệt trùng, dẫn đến xuất hiện vi khuẩn E.coli.

Cơ hội và thách thức

Blockchain – bước đột phát mới của Chuỗi cung ứng

Trên lý thuyết, để khuyến khích việc phát triển, cạnh tranh và sáng tạo, chuỗi cung ứng thế giới cần một Blockchain công khai mà không chịu sự kiểm soát của bất kì bên nào. Nói cách khác, tất cả dữ liệu sẽ được sao lưu và truy cập bởi mọi người. Tuy nhiên, việc các blockchain riêng sẽ được mở ra và hoạt động bởi một nhóm nhỏ sẽ xảy ra, vì các thành viên trong nhóm sẽ thống nhất việc bảo toàn thị trường và lợi nhuận. Và vì thế, sẽ có sự khác nhau giữa các chuỗi blockchain riêng lẻ, từ đó sẽ sinh ra các tiêu chuẩn và thống nhất …

Một thách thức lớn nữa sẽ là: Luật pháp. Những quy định, điều luật và hiệp định thương mại sẽ kiềm chế các quyền sỡ hữu và công bố thông tin. Đặc biệt là các tuyến đường biển với rất nhiều điều luật chồng chéo.

Những thách thức này sẽ được so sánh với nhu cầu phát triển của một nền kinh tế toàn cầu đang phục hồi từ thảm họa tài chính năm 2008, kết hợp giữa sự chia cắt của Mỹ và các nước Châu Âu. Blockchain với tiềm năng phá vỡ mọi giới hạn hợp tác toàn cầu, kết hợp với sự chính xác về thông tin và kiểm soát sẽ là một hướng đi đầy triển vọng trong tương lai. Vì thế các nhà phát minh, doanh nhân, các trung tâm học thuật và cả chính phủ đang dần nhận định blockchain sẽ là xương sống cho nền kinh tế tương lai.