Vendor managed inventory là gì? Thế mạnh và hạn chế của VMI

Vendor managed inventory là gì? Vendor managed inventory (VMI) là việc hoạch định và tối ưu hóa chuỗi cung ứng trong đó nhà cung cấp (Vendor) chịu trách nhiệm về mức độ tồn kho của nhà bán lẻ. Nhà cung cấp được tiếp cận với các dữ liệu về hàng hóa trong kho cũng như dữ liệu kinh doanh của nhà bán lẻ để chịu trách nhiệm điều phối các đơn đặt hàng, giao hàng và lên kế hoạch tồn kho cho nhà bán lẻ để đảm bảo hoạt động kinh doanh luôn được duy trì ở mức tối ưu nhất.

Vendor managed inventory là gì? Thế mạnh và hạn chế của VMI

Vendor managed inventory (VMI) đã được ứng dụng bởi rất nhiều chuỗi bán lẻ nổi tiếng, chẳng hạn như Wal-Mart. Khi áp dụng VMI, việc bóp méo và khuếch đại nhu cầu thị trường khi thông tin được chuyển từ các nhà bán lẻ đến các nhà cung ứng (hay còn gọi là Hiệu ứng Bullwhip) được giảm thiểu. Hiện thượng cháy hàng diễn ra ít hơn, và chi phí vận chuyển hàng hóa được cắt bớt. Hơn vào đó, với mô hình VMI, nhà cung cấp sẽ chủ động quản lý việc bổ sung hàng tồn kho cho các nhà bán lẻ, thay vì chỉ nhận đơn hàng và vận chuyển theo yêu cầu của các nhà bán lẻ như lúc trước.

Các dạng Vendor managed inventory (VMI) hiện nay

– Nhà cung cấp trực tiếp khảo sát tồn kho tại kho của nhà bán lẻ, và ngay lập tức cung cấp số lượng hàng tồn kho mà Nhà cung cấp mang theo.

– Nhà cung cấp trực tiếp khảo sát tồn kho tại kho của nhà bán lẻ, sau đó tiến hành đặt đơn hàng mới sẽ được giao trong tương lai. Nhà cung cấp hoặc nhà bán lẻ sẽ chịu trách nhiệm vận chuyển đơn hàng mới này, tùy thuộc vào thỏa thuận 2 bên.

– Nhà bán lẻ báo cáo lượng hàng tồn kho cho Nhà cung cấp một cách định kỳ (Mỗi ngày, Mỗi tháng …). Nhà cung cấp phân tích dữ liệu được nhận và lên đơn hàng cho nhà bán lẻ.

– Nhà cung cấp truy vấn trực tiếp dữ liệu tồn kho, kinh doanh và các dự báo, kế hoạch sản xuất, giảm giá … của nhà bán lẻ để ra quyết định bổ sung hàng tồn kho.

– Nhà cung cấp sắp xếp một Nhân viên quản lý hàng tồn kho làm việc ngay tại kho hàng của Nhà bán lẻ để quản lý tất cả các công đoạn giám sát tồn kho, đặt hàng, báo cáo …

– Nhà cung cấp thuê và sở hữu kho hàng của nhà bán lẻ từ đó vận hành hoạt động tồn kho và kho hàng với nhân viên của mình trong khu vực của nhà bán lẻ.

Thế mạnh của Vendor managed inventory (VMI)

Vendor managed inventory là gì? Thế mạnh và hạn chế của VMI

Về cấp độ chuỗi cung ứng:

  • Giảm tồn kho đến mức tối ưu nhất (Do nhà cung cấp chủ động hơn trong đặt hàng và giao hàng).
  • Tiết kiệm chi phí (vận chuyển, đặt hàng).
  • Gia tăng doanh số (thông qua việc giảm rủi ro cháy hàng tồn kho)

Về nhà cung ứng (Vendors):

  • Nắm bắt được nhu cầu và tình hình kinh doanh của khách hàng.
  • Nâng cao chất lượng dịch vụ, mức độ hợp tác với nhà bán lẻ.
  • Phân tích thị trường chính xác hơn thông qua các số liệu cụ thể và chính xác.
  • Tăng doanh thu thông qua việc phân tích và dự báo chính xác thị trường
  • Cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng khác.

Về nhà bán lẻ:

  • Giảm tình trạng cháy hàng.
  • Tăng lợi nhuận thông qua việc giảm chi phí tồn kho.
  • Xây dựng và thiết lập mối quan hệ chuỗi cung ứng với nhà cung cấp.
  • Nhà cung cấp hỗ trợ quản lý các danh mục hàng hóa.

Về người tiêu dùng cuối cùng:

  • Gia tăng mức độ dịch vụ
  • Giảm tình trạng phải chờ hàng, hết hàng.

Hạn chế của Vendor managed inventory (VMI)

  • Thành công của VMI chủ yếu phụ thuộc vào mối quan hệ giữa nhà cung cấp và nhà bán lẻ.
  • Thiếu sự tin tưởng trong việc trao đổi dữ liệu có thể gây ra:
        • Mất cân bằng hàng tồn kho
        • Hết hàng
  • Tăng chi phí về công nghệ (như EDI) và thay đổi để vận hành mô hình VMI.
  • Nhà bán lẻ phải chủ động thông báo và đặt hàng cho những đợt khuyến mãi lớn.
  • Gia tăng trách nhiệm cho nhà cung cấp.