Giải thưởng này ra mắt lần đầu tiên vào năm 2013, để truyền cảm hứng và hỗ trợ trong việc đổi mới và sáng tạo của thế hệ trẻ, những người đang đối phó với những thách thức toàn cầu lớn nhất mà chúng ta đang phải đối mặt ngày nay.
Với những mục tiêu đầy tham vọng được đặt ra để đạt được sự phát triển bền vững theo Tổ chức Liên hợp quốc (UN)-8 mục tiêu toàn cầu cho sự phát triển bền vững: (1) Không nghèo; (2) Chấm dứt nạn đói; (3) Bình đẳng giới; (4) Nước sạch và vệ sinh; (5) Năng lượng sạch và giá cả hợp lý; (6) Ổn định việc làm và phát triển kinh tế; (7) Sản xuất và tiêu thụ có trách nhiệm; (8) Biến đổi khí hậu
Unilever nhận thức rằng những thách thức của những mục tiêu toàn cầu có tác động rất lớn đến vấn đề kinh doanh đã được đặt ra trong kế hoạch của tập đoàn. Unilever phối hợp cùng với CISL (University of Cambridge Institute for Sustainability Leadership) và Ashoka tổ chức cuộc thi này để nhằm tìm kiếm các sáng kiến và công nghệ mở rộng góp phần để đạt được một hoặc nhiều hơn trong tám mục tiêu toàn cầu trên mà theo họ xác định là phù hợp nhất cho doanh nghiệp và doanh nhân.
Những người chiến thắng của giải thưởng trước đó (vào năm 2013 và 2014), họ đã đưa ra các giải pháp sáng tạo và có ảnh hưởnCg tích cực đến người dân trên khắp thế giới. Đồng thời giải pháp sáng tạo của họ cũng cung cấp cho các doanh nghiệp công cụ để nâng cao năng suất, hiệu quả và ý thức sử dụng có trách nhiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên. Daniel Yu đến từ Tegucigulpa, Honduras-người chiến thắng chung của cuộc thi năm 2014, đã phát triển một giải pháp phần mềm đơn giản mang tên Reliefwatch giúp phòng khám y tế tại các nước đang phát triển trong việc số hóa và quản lý hồ sơ bệnh lý. Phầm mềm này đã đem lại kết quả điều trị tốt hơn cho bệnh nhân và nâng cao hiệu quả trong toàn bộ chuỗi cung ứng. Năm 2013, Gamal Albinsaid tạo ra một chương trình tái chế chất thải nhanh chóng và đầy tham vọng. Sáng kiến này còn giải quyết nhu cầu cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe từ các cộng đồng nghèo nhất của Indonesia.
Đây là cuộc thi có giải thưởng rất lớn, với tổng số tiền tài trợ lên tới 200.000 EURO cho 7 người chiến thắng. Ngoài ra, những người chiến thắng sẽ nhận được gói hỗ trợ từ các chuyên gia tư vấn hàng đầu để biến/giúp đỡ những sáng kiến của họ tiếp tục hoàn thiện hơn và có giá trị thực tiễn hơn. Đồng thời, được tiếp cận với chương trình phát triển kinh doanh trực tuyến; hội thảo 2 ngày tại trường đai học nổi tiếng Cambrige; gặp gỡ giám đốc điều hành và lãnh đạo cấp cao tại trụ sở chính của Unilever.
Nếu sáng kiến của bạn sẽ/đang giúp đỡ cho mọi người có cuộc sống bền vững và sẵn sàng để mở rộng quy mô để định hình một tương lai tốt đẹp hơn. Còn chần chờ gì nữa, hãy đăng ký tham gia và đem đến cuộc thi những ý tưởng sáng tạo của bạn để nhận giải thưởng lớn.
Thời gian tham gia cuộc thi: 23/9-18/11/2015
Chi phí
Chi phí đi đến Anh và ăn ở trong thời gian tại Cambridge và London sẽ được chi trả bởi Ban tổ chức cuộc thi
Yêu cầu
- Cuộc thi dành cho tất cả cá nhân từ 18-35 tuổi
- Nhân viên của Unilever không được tham gia cuộc thi
- Ngôn ngữ tiếng Anh (hồ sơ, thuyết trình…)
- Chủ đề tham dự cuộc thi phải liên quan đến một hoặc nhiều hơn một trong tám mục tiêu toàn cầu ở trên
Tiêu chí đánh giá
- Tính sáng tạo/đổi mới
- Tác động có thể đánh giá/đo lường
- Bền vững về tài chính
Giải thưởng
- 6 người vào vòng chung kết, mỗi người sẽ nhận 10.000 EURO tiền mặt+gói hỗ trợ cố vấn của chuyên gia cao cấp (trị giá 10.000 EURO)
- 1 người chiến thắng chung cuộc sẽ nhận 50.000 EURO tiền mặt từ cuộc thi + gói hỗ trợ cố vấn của chuyên gia cao cấp (trị giá 25.000 EURO) và được trao giải “Young Sustainability Entrepreneur Prize” từ Hoàng tử xứ Wales được tổ chức tại London vào đầu năm 2016.
- Tất cả các thí sinh tham dự cuộc thi sẽ được tiếp xúc với các chuyên gia hàng đầu, các doanh nhân và các nhà đầu tư. Ngoài ra, các thí sinh sẽ được xuất hiện trên các kênh truyền thông toàn cầu của Unilever, Đại học Cambridge và Ashoka
Tham gia cuộc thi