Doanh nghiệp châu Á cần quan tâm đến thương mại xuyên biên giới

Trong thế kỉ 21, những doanh nghiệp không cần phải thật lớn mới có thể vươn ra toàn cầu.

Doanh nghiệp châu Á cần quan tâm đến thương mại xuyên biên giới

Sức mạnh của những doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) trong kỷ nguyên số

Ngày nay, tất cả những gì họ cần là một thiết bị di động, một nền tảng vận chuyển và một ý tưởng lớn. Thậm chí ngay cả những doanh nghiệp nhỏ nhất cũng có thể tiếp cận những công cụ về công nghệ và giao tiếp mà cách đây 15 năm trước những công ty lớn cũng không thể có được.

Điều này mở ra những cơ hội mới cho những doanh nghiệp nhỏ chưa có nhiều tiếng tăm trước đây.

Thế nhưng, con đường dẫn đến thành công chưa bao giờ đơn giản – không phải doanh nghiệp SME nào cũng hội đủ sự tự tin hay những bí quyết kinh doanh cần thiết để có được bước tiến đột phá vào thị trường thế giới. Những cơ hội cho doanh nghiệp SME sẽ không còn nếu thiếu đi những phương thức kết nối điện tử mạnh mẽ.

Thương mại điện tử tại châu Á Thái Bình Dương đang phát triển nhanh chóng hơn ở bất cứ khu vực nào khác. Trên thực tế, châu Á Thái Bình Dương là thị trường thương mại điện tử ở quy mô khu vực lớn nhất thế giới và là nơi đem lại những cơ hội tuyệt vời cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs).

Ngày nay, châu Á là một mảnh đất màu mỡ đầy cơ hội cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ kia. Nhưng vẫn không nhiều doanh nghiệp đang thực sự tận dụng các cơ hội thị trường trên bình diện khu vực này, huống chi là trên toàn cầu.

Bao nhiêu doanh nghiệp SME thực sự nhận thấy cơ hội từ xuất khẩu?

Một vài con số sau đây khiến chúng ta phải suy nghĩ. Tại những thị trường châu Á Thái Bình Dương chủ chốt, chỉ có 35% doanh nghiệp SME đang xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài – thấp hơn tỉ lệ trung bình của thế giới là 38%.

Một số liệu thống kê đáng suy ngẫm khác: tại các thị trường Đông Nam Á, doanh nghiệp SME chỉ chiếm 21% lượng hàng hóa/dịch vụ xuất khẩu trực tiếp.

Đây là một nghịch lý nổi cộm ngay tại trung tâm của nền kinh tế khu vực. Hầu hết chúng ta đều biết rằng doanh nghiệp SME chiếm tỉ lệ chủ yếu trong mảng doanh nghiệp.

Tuy nhiên, ít người biết rằng vấn đề quan trong nhất chính là bao nhiêu doanh nghiệp trong số ấy đang thật sự tham gia vào lĩnh vực thương mại xuyên biên giới – đặc biệt là trong cuộc cách mạng mà thương mại điện tử đang là nguồn lực thúc đẩy.

Phải tập trung vào điều gì để thay đổi?

Ở FedEx, chúng tôi tin rằng chúng tôi không thể mở rộng giao thương nếu không có những chính sách thông minh – hay không thể tạo ra một hệ sinh thái tương hỗ lẫn nhau giữa những doanh nghiệp nhỏ.

Chỉ đầu tư vào chính những doanh nghiệp nhỏ đó thôi là chưa đủ – chúng tôi cần phải đầu tư vào những thay đổi của hệ thống, và cách mà những hoạt động giao thương diễn ra.

Hiện tại, các doanh nghiệp nhỏ đang ngày càng được chú trọng phát triển. ASEAN và Ngân hàng Phát triển Châu Á là hai trong những tổ chức đang góp sức tạo ra những điều kiện và những khung nền phù hợp giúp thúc đẩy sự phát triển của những doanh nghiệp nhỏ trên trường thế giới.

Thế nên câu hỏi đặt ra là: Khi thương mại điện tử đang tạo ra những thay đổi to lớn, có phải đây thời điểm này sẽ dễ dàng hơn cho các doanh nghiệp nhỏ vươn ra toàn cầu hay không? Giúp họ giao thương với bất kỳ nền kinh tế nào trên thế giới?

Câu trả lời tất nhiên là có – miễn là chúng ta tích cực thúc đẩy sự đổi mới trong chính những quy tắc của mình. Đó bao gồm:

– Nâng “mức tối thiểu” (de minimis) đối với hàng hóa – ngưỡng mà thuế hải quan và thuế khác được áp dụng

– Tăng tốc và cải thiện hệ thống giao thương điện tử, như nhiều nước cụ thể ở đây là Singapore đã làm.

– Đơn giản hóa mậu dịch thương mại điện tử, để các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tiến hành việc mở rộng kinh doanh toàn cầu, mà không bị phân tâm bởi số lượng lớn những tài liệu cần phải tuân thủ hoặc sự chậm trễ của hải quan

Để được như vậy yêu cầu cần có sự thay đổi trong tư duy của nhiều tổ chức, các bộ máy chính phủ và các tập đoàn trong khu vực. Bởi không chỉ các ngành công nghiệp và các công ty mới cần đổi mới – mà cả những quy tắc trước giờ cũng cần được chỉnh lý.

Ngoài ra, chúng ta cần chú trọng vào những doanh nghiệp SME có khả năng định hướng sự đổi mới, phát minh và tạo dựng những ngành nghề mới; và những doanh nghiệp tích cực tham gia vào lĩnh vực thương mại điện tử xuyên quốc gia – đó là nơi những cơ hội thật sự đang chờ đón.

Chỉ khi đó chúng ta mới có được một môi trường kinh doanh toàn cầu thực sự hiệu quả và thực sự hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

A.D

Theo Trí Thức Trẻ