“ Định nghĩa Logistics là gì ? Logistics được áp dụng như thế nào? Lợi ích của logistics mang lại cho ngành kinh tế như thế nào?…”
Đây là một số câu hỏi mà gần đây tôi được hỏi nhiều nhất mỗi khi nhắc đến logistics. Logistics đối với người Việt Nam nói chung dường như vẫn là một khái niệm lạ lẫm. Vậy logistics là gì? Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn có thể hiểu thêm một phần nào đó về thuật ngữ thú vị này.
1. Định nghĩa logistics là gì:
Để Định nghĩa Logistics là gì? Trước hết, “Logistics” một thuật ngữ bằng tiếng Anh thuộc các từ khó có thể dịch một cách chính xác sang tiếng Việt. Không vì lý do không đủ kiến thức chuyên môn để có thể định nghĩa chính xác về logistics mà vì logistics được đinh nghĩa theo cách hiểu của mỗi người.
Theo định nghĩa Logistics của Council Logistics Management:”Logistics là quá trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát công việc một cách có hiệu quả về mặt chi phí của dòng lưu chuyển, việc dự trữ nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm… từ điểm khởi đầu của quá trình sản xuất đến điểm tiêu thụ cuối cùng nhằm mục đích thỏa mãn được những yêu cầu của khách hàng”.
Nói một cách dễ hiểu, định nghĩa Logistics là một quá trình gồm 3 công việc: lập kế hoạch, thực thi kế hoạch, kiểm soát việc thực hiện kế hoạch của dòng dịch chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu cùng những thông tin liên quan một các hiệu quả nhất từ điểm đầu tiên đến điểm tiêu thụ cuối cùng nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng một cách tuyệt đối.
2.Phân loại logistics:
- Theo hình thức logistics: 1PL, 2PL, 3PL, 4PL, 5PL
- Theo quá trình:
- Inbound
- Outbound
- Reverse
- Theo đối tượng hàng hóa
- Logistics hàng tiêu dung nhanh ( FMCG logistics )
- Logistics ngành ô tô ( automotive logistics )
- Logistics ngành hóa chất ( chemical logistics )
- Logistics hàng điện tử ( electronic logistics )
- Logistics dầu khí ( petroleum logistics )…
- Theo đối tưởng phục vụ:
- Logistics quân đội
- Logistics sự kiện
- Logistics dịch vụ
- Logistics sản xuất kinh doanh…
3. Vai trò của logistics đối với nền kinh tế:
Logistics là công cụ kết nối các lĩnh vực hoạt động của nền kinh tế như cung cấp, sản xuất… góp phần tiết kiệm và giảm chi phí lưu thông trong phân phối hàng hóa, nâng cao tính cạnh tranh cho sản phẩm từ đó giúp thúc đẩy thương mại và hợp tác kinh tế với các nước trong khu vực nói chung và các nước trên thế giới nói riêng.
Logistics còn tạo ra giá trị về mặt thời gian và địa điểm cho các doanh nghiệp.
- Về mặt thời gian:
Thế giới ngày nay được nhìn nhận như 1 thế giới liên kết dẫn đến việc mở ra một thách thức vô cùng lớn về việc tối ưu hóa quá trình sản xuất, lưu kho, vận chuyển hàng hóa nhằm tối thiểu chi phí được đặt lên hàng đầu. Vì vậy, với sự hỗ trợ của hệ thống công nghệ thông tin kết hợp với chiến lược logistics hiệu quả đã giúp cho các nhà sản xuất kinh doanh ra được những quyết định mang tính hiệu quả cao giúp giảm thiểu tối đa những chi phí và những khoảng thời gian phát sinh không cần thiết.
- Về mặt địa điểm:
Logistics đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo yếu tố thời gian – địa điểm thông qua tiêu chí “Just In Time – JIT”. Việc hoạch định kế hoạch sản xuất (leadtime) theo đúng yêu cầu JIT nhằm thỏa mãn yêu cầu của khách hàng, đảm bảo việc giao hàng đúng thời gian quy định và hướng đến mục tiêu lớn nhất: Giảm thiểu lượng hàng tồn kho ở mức thấp nhất (no stock is the best), việc này giúp giảm chi phí lưu kho, tồn trữ cho các doanh nghiệp.
4. Tạm kết:
Qua bài viết này, mình hy vọng nó có thể giúp cho các bạn hiểu rõ hơn về thuật ngữ “logistics” cũng như tầm quan trọng của logistics đối với nền kinh tế như thế nào.
Mình rất mong sau nhận được phản hồi từ các bạn để có thể hoàn thiện bài viết này một cách tốt nhất.
Cảm ơn các bạn đã đón xem.