Vậy là chỉ còn mấy ngày nữa là hạn chót để nộp đơn cho kỳ thi trung học phổ thông quốc gia và đây cũng là thời điểm thí sinh băn khoăn nhất về việc chọn ngành, chọn trường. Đó là lý do bí kíp Chọn ngành, Chọn trường được tổng hợp với hi vọng giúp các em có những quyết định chính chắn cho cá nhân mình.
Hãy nhớ rằng điều quan trọng nhất là tìm hiểu kỹ, nhưng đừng để việc quá nhiều thông tin làm các em bị loạn, dẫn đến việc không quyết định được. Các em là người phải sống với quyết định của mình mỗi ngày. Các em là người sẽ học ngành mình chọn, tới trường mình chọn, do đó, hãy đọc thật kỹ bí kíp này, làm theo từng bước, và quyết định với sự rõ ràng, có mục tiêu, và nhớ thảo luận với ba mẹ. Không phải để theo ý ba mẹ cho khoẻ, mà để ba mẹ hiểu và hỗ trợ quá trình ra quyết định của các em. Cuối cùng, nếu chọn lựa không được 100% như mình muốn thì cũng không sao cả các em nhé vì hướng nghiệp là một cuộc hành trình mà rất nhiều lúc em chỉ tiến lên được phía trước nếu tập trung cao độ vào thời điểm hiện tại. Hãy làm thật tốt những việc em có thể làm ở thời điểm hiện tại, rồi tương lai sẽ ổn thôi các em nhé.
Bước 1: Tìm hiểu bản thân
a. Sở thích và khả năng
Một trong những cơ sở quan trọng để mỗi cá nhân phát huy tối đa năng lực của mình trong học tập và là chìa khóa để thành công trong nghề nghiệp đó là hiểu rõ bản thân và xác định đúng “Sở thích nghề nghiệp” của mình. Cách đơn giản và cũng là cách hiệu quả nhất là sử dụng các bài trắc nghiệm tính cách, trắc nghiệm nghề nghiệp nổi tiếng, đã được nhiều người công nhận, như:
Phân loại tính cách MBTI (Myers-Briggs Type Indication):
http://www.tracnghiemmbti.com/
TRẮC NGHIỆM SỞ THÍCH HOLLAND:
https://drive.google.com/file/d/0B5cWegFf2cs8VU04UWp5ZEM0Mm8/view?usp=sharing
Sau khi đã làm trắc nghiệm rồi, các em nhìn vào phần ‘Kết quả’ sẽ cho mình biết các em phù hợp với những ngành nào. Lưu ý là nên trả lời nhanh, trung thực, và trả lời các câu trắc nghiệm lúc tâm ý ổn định và thoải mái nhất để đem đến kết quả tối ưu các em nhé.
b. Học lực
Các em học trường điểm hay trường thường, thuộc loại xuất sắc, giỏi, khá, trung bình, hay yếu? Phải biết rõ mình đang ở mức nào. Đây không phải là lúc xấu hổ. Học yếu chẳng có gì xấu hổ cả. Nhưng học yếu mà cứ dấu đi, không đối diện với bản thân, rồi chọn đại một trường có tên tuổi thi cho oai thì sẽ tốn tiền và thời gian của mình, cha mẹ, và xã hội. Hệ thống giáo dục các em đang học hiện nay ít khuyến khích những môn sáng tạo như nhạc, hoạ hay kỹ thuật như thể thao, sữa chữa, hoặc các môn kinh tế như marketing, kế toán, … do đó em học yếu văn hoá không có nghĩa là em không có khả năng gì cả. Vậy, hãy tự đối diện với mình xem trình độ học của mình tới đâu. Đây là điểm quan trọng trong việc chọn trường thi.
c. Yếu tố gia đình, xã hội, kinh tế
Gia đình em có cho em quyền quyết định hay không? Ai ảnh hưởng em nhất trong nhà? Kinh tế gia đình em cho phép em học tới đâu, ở nơi nào? Em phải rõ những điều này để có quyết định phù hợp. Đôi khi em ngành em chọn là ngành em thích thứ 2, vì cha mẹ em muốn em theo, nên khi chọn nó em sẽ dễ chịu hơn (gia đình yên tĩnh, bình an không áp lực). Vậy thì em sẽ làm gì với ngành ưu tiên số 1 của em? Hoàn toàn bỏ nó chăng. Thật ra, không học được cái mình thích không sao, vì trong lúc ở đại học, ngoài giờ học em có thể tham gia các hoạt động ngoài giờ, từ thiện,làm thêm, câu lạc bộ,… để theo đuổi thứ mình thích. Như vậy em sẽ tăng thêm kỹ năng, kiến thức, và cũng tạo thêm nhiều mối quan hệ cho cơ hội việc làm sau này.
Bước 2. Tìm hiểu thị trường đào tạo
Bây giờ em đã biết em nhóm gì rồi, học lực ra sao rồi, hoàn cảnh bản thân rồi, vậy em phải tìm hiểu thị trường đào tạo. Đầu tiên là ngành, sau đó là trường.
a. Ngành đào tạo:
Thông thường ngành đào tạo sẽ có sự liên hệ rất chặt chẽ với nhóm sở thích và khả năng (trắc nghiệm ở bước 1). Sau khi đã có kết quả trắc nghiệm, khi đọc các tên ngành, sau đó đọc các môn học trong ngành, thông thường các em sẽ ‘cảm’ được mình hợp với ngành nào (hay nhóm ngành nào hơn). Đây là bước đầu. Nhưng ‘cảm’ không chưa đủ, các em phải dùng thêm ‘lý trí’ để chắc chắn rằng quyết định của mình khoa học và dựa trên sự tìm hiểu, nghiên cứu nhé.
Các em vào trang: http://www.thongtintuyensinh.vn/Chuong-trinh-dao-tao_C43.htm
Ở đây, nếu các em tự tin thi vào đại học (nhóm học lực giỏi và xuất sắc ở trên), các em xem các ngành đào tạo của đại học ở link sau:
http://www.thongtintuyensinh.vn/Thong-tin-tuyen-sinh_C182_D4005.htm#.VOwgUYXOtDk
Với những em muốn thi vào cao đẳng (nhóm khá ở trên), các em xem các ngành đào tạo của cao đẳng
http://thongtintuyensinh.vn/Thong-tin-tuyen-sinh_C205_D4545.htm#.VOwgMIXOtDk
Cho các em còn lại, nên suy nghĩ cao đẳng nghề, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề hay chương trình nghề ở ngoài. Các em vào các link tương ứng nhé.
Sau khi đã quyết định bậc học, các em đọc thật kỹ danh sách, rồi chọn ra 3 tên ngành mình thích. Sau đó đọc kỹ chi tiết về các ngành, các môn học trong các ngành ấy đối chiếu với bản thân, tự hỏi xem ‘mình có thích học ngành này không – đủ thích để học 2 hoặc 3 năm tới mỗi ngày hay không?’, rồi hỏi ‘mình có khả năng để học tốt ngành này không’. Sau đó chọn ra 1,2 ngành phù hợp nhất.
b. Trường đào tạo:
Khi đã chọn được 1 hay 2 ngành vừa ý, các em bắt đầu chọn trường. Phần này thì đòi hỏi các em phải biết:
– Thích học gần hay xa nhà
– Tình trạng kinh tế cho phép học ở đâu
– Học lực cho phép thi vào đâu. Nên nhớ rằng các em không đủ sức thi vào đại họcvẫn có thể học ngành tương tự ở cao đẳng hay trường nghề.
Chọn trường thì vào các links:
http://www.thongtintuyensinh.vn/Dai-hoc_C46.htm
http://www.thongtintuyensinh.vn/Cao-dang_C47.htm
http://www.thongtintuyensinh.vn/CD-nghe_C49.htm
http://www.thongtintuyensinh.vn/Trung-cap_C48.htm
http://www.thongtintuyensinh.vn/TC-nghe_C242.htm
Nhớ xem thật kỹ thông tin từng trường các em nhé; quan trọng là chất lượng giảngdạy đấy.
Lưu ý, các em đừng nên chọn một nơi vì đó là ‘đại học’ nhé. Có rất nhiều trường cao đẳng đào tạo chất lượng rất tốt, cũng như các trường nghề bên ngoài đào tạo nhân viên ra trường được đánh giá cao. Cũng vậy, không phải trường đại học nào cũng tốt hơn trường cao đẳng. Cũng không phải trường tốt thì ngành đào tạo nào cũng chất lượng. Có trường chỉ nổi bật 1 hay 2 ngành thôi. Để biết được chất lượng, cácem chịu khó vào google để tìm diễn đàn trường ấy, đọc xem sinh viên đang học nói gì về trường. Thường sinh viên rất thật thà trong các diễn đàn. Mà cũng phải cẩn thận là không tin hết các em nhé. Đọc để tham khảo thôi vì mạng xã hội thì không đúng 100% đâu. Các em đọc các bài báo về trường, hay xem phim về trường, nếu được tự đến thăm trường luôn. Hãy thật cẩn thận khi tìm hiểu trường, cứ như tìm hiểu bạn bè vậy đó. Bề ngoài hay tên tuổi không nói lên nhiều đâu các em; thực lực đôi khi nằm rất sâu bên trong và cần các em đi thực tế mới hiểu rõ.
Còn với các em muốn theo đuổi ngành Logistics thì mình theo dõi bài viết sau nhé:
https://logistics4vn.com/truong-day-logistics-tot-nhat-hien-nay/
Bước 3. Tìm hiểu thị trường lao động (việc làm)
Thị trường tuyển dụng tại Việt Nam cần người lao động ở các trình độ khác nhau,lĩnh vực khác nhau, tay nghề khác nhau. Các em vào trang dự báo nhân lực
http://dubaonhanluchcmc.gov.vn/article/48/DU-BAO-NHU-CAU-NHAN-LUC.aspx#neo_content
đọc để tăng kiến thức cơ bản về thị trường tuyển dụng trong nước.
Đọc kỹ các em sẽ thấy nhiều công ty cần tay nghề giỏi, không cần phải là bằng đại học hay cao đẳng, nhưng cần kỹ năng chuyên môn giỏi, tay nghề giỏi, nếu có ngoại ngữ thì dễ thăng tiến. Do đó, hãy tự hỏi bản thân, ‘mình muốn học đại học vì không biết phải làm gì, hay vì mình có mục tiêu?’ Không cần biết em học ở đâu, miễn em có mục tiêu thì em sẽ thành công.
Để có được việc làm sau khi tốt nghiệp một chương trình đào tạo, các em phải rất năng động trong lúc học. Không chỉ học từ thầy cô trong lớp, mà còn học từ bạn bè và xã hội ngoài lớp học nữa. Phải tham gia công tác đoàn thể, từ thiện, thể thao, câu lạc bộ. Ít chơi game lại, ra ngoài giao lưu và tham gia hoạt động xã hội nhé. Đó là cách tốt nhất để chuẩn bị cho khả năng được tuyển dụng sau nàycác em nhé.
Để tìm hiểu thêm xem bản thân mình có thực sự thích ngành nào không, cách tốt nhất là gặp người đang học hay làm nghề ấy để tìm hiểu.
Cách thứ hai là qua đọc thông tin. Ví dụ, nếu thích ngành kinh tế tài chính thì đọc báo http://nhipcaudautu.vn/; , nếu đam mê về Logistics và chuỗi cung ứng thì vào https://logistics4vn.com/ nếu đọc mà thấy buồn ngủ thì phải xem lại là mình thích ngành này thật không hay do ai ảnh hưởng. Nếu thích ngành xã hội và thiết kế mà sợ không kiếm ra tiền thì vào trang www.vietnamworks.com và tìm hiểu xem các ngành xã hội và thiết kế ra trường sẽ làm việc ở lĩnh vực nào. Các em sẽ rất ngạc nhiên khi thấy các ngành này không nghèo đâu nhé.
Lời kết:
Nói chung, các em đừng chạy theo học các ngành ‘hot’ mà nên học ngành nào phù hợp với bản thân từ sở thích, khả năng, hoàn cảnh gia đình, để nhu cầu xã hội. Vì nhiều thứ có thể thay đổi, nhưng khả năng và sở thích ta nếu biết rõ thì sẽ vững vàng, và dù nhu cầu của thị trường tuyển dụng có đổi, thì mình vẫn có thể uyển chuyển để đáp ứng với nhu cầu mới sau này – với điều kiện ta phải giỏi chuyên môn một ngành nào đó. Và học một ngành vì người khác muốn mình học, vì ngành đó nổi tiếng, hay vì lý do khác, thì sẽ chẳng cách nào giúp ta học giỏi được trong ngành ấy.
Hướng nghiệp mất thật nhiều thời gian và sự chuẩn bị. Nếu các em đang ở hai tỉnh Quảng Nam và Nghệ An, thì các thầy cô ở sở, phòng, và trường phần lớn đã được tập huấn về hướng nghiệp. Các em hỏi thêm thầy cô nhé. Nếu các em ở nơi khác,thì ráng đọc từng bước và làm theo.
Chúc các em an vui và có được quyết định chín chắn cho bản thân mình!
Nguồn: Tổng hợp, Phoenix Ho, Thongtintuyensinh, …