CRP là gì? CRP Là một phương pháp bổ sung sản phẩm cần thiết phù hợp với số lượng hàng hoá được bán ra trong thời điểm thực tế, “CRP” hỗ trợ cho chiến lược ECR – chiến lược Quản trị chuỗi cung ứng về chế biến thực phẩm.
CRP (Continous Replishment Program) là chương trình bổ sung liên tục – cơ sở để ủng hộ chiến lược đáp ứng tiêu dùng hiệu quả (ECR – Effecent Cosumer Reponse) – một chiến lược nổi tiếng của việc Quản trị chuỗi cung ứng về chế biến thực phẩm. Khác với hoạch định nhu cầu nguồn nguyên vật liệu (MRP) và DRP , giới hạn thời gian cụ thể để lập lịch trình một kế hoạch là không tồn tại. Nói cách khác, sản phẩm chỉ được bổ sung cần thiết phù hợp cho số lượng hàng hóa được bán ra trong thời điểm thực tế, không có điểm đặt hàng cụ thể nào hoặc bản dự toán kích thước của hàng loạt đơn đặt hàng. Ta có thể ví dụ CRP như một phương pháp cung ứng nước theo cách: nước sẽ được cung cấp từ một bể chứa khi cần thiết, ta chỉ bật vòi nước khi mức nước xuống đến mức yêu cầu.
Khi CRP được tiến hành tại một cửa hàng bán lẻ (chẳng hạn như siêu thị) các đơn đặt hàng được đặt từ các cửa hàng tương ứng với dữ liệu POS tại máy tính tiền. Sản phẩm được bán đi, đồng thời thông tin được truyền tới nhà cung ứng để chuẩn bị nguồn hàng bổ sung ngay khi cần. Tuy nhiên, vì thời gian xử lý dữ liệu và các lý do hiệu quả kinh tế, có vẻ như CRP không hoàn toàn được thực hiện một cách thực tế tại các cửa hàng bán lẻ mà chỉ như một phương pháp tập trung, nhấn mạnh vào tốc độ và giá cả dòng hàng hóa được thiết kế. Ví dụ, CRP được sử dụng kết hợp với các phương pháp điểm đặt hàng trong đó lượng kinh tế của các đơn đặt hàng được tính toán để có vị trí đặt hàng khi mức tồn kho đạt đến điểm đặt hàng hoặc với hệ thống đặt hàng bổ sung nhằm mục đích để trả lại hàng hóa tồn kho để kiểm kê cơ bản .
Về mặt khái niệm, nếu một chuỗi cung ứng liên kết với các hệ thống hàng tồn kho trong kho để đáp ứng nhu cầu thường xuyên của khách hàng thì chương trình CRP là một giải pháp hoàn hảo, giúp làm tăng doanh thu.
Theo quan điểm của một nhà sản xuất thực phẩm chế biến, nhà sản xuất sẽ mất cơ hội tiếp cận khách hàng khi người tiêu dùng mua các thực phẩm thay thế vì lượng dự trữ ở kho lạnh của họ không đủ đáp ứng. Nếu chuỗi cung ứng của không có lượng hàng dự trữ, quả thật là 1 sai sót lớn.
Sự đồng bộ hóa của một chuỗi cung ứng sẽ khác nhau tùy thuộc vào việc mở rộng thông lượng quản lý chuỗi cung ứng. Nó tập trung vào các sản phẩm cụ thể hoặc các loại sản phẩm. Từ quan điểm của nhà sản xuất, đồng bộ quá trình sản xuất và phân phối rất quan trọng. Mặt khác, trên cơ sở sử dụng chiến lược kéo để quảng cáo, sự đồng bộ của các lực lượng bán hàng là rất quan trọng.
CRP hứa hẹn sẽ mang lại một sự khác biệt lớn để trong sản lượng.
Logistics Việt Nam