Tại sao lại khuyến khích nhập FOB bán CIF?

Khi “nhập FOB xuất CIF”, quyền chủ động phương tiện thuộc về nhà kinh doanh xuất khẩu Việt Nam. Doanh nghiệp Việt Nam sẽ được nhận ưu đãi mà hãng tàu dành cho, có thể chọn lựa được những hãng tàu rẻ hơn giá đã tính cho nhà nhập khẩu bên kia; hơn nữa, khi thuê những hãng tàu của Việt Nam, doanh nghiệp sẽ nhanh chóng nhận được các chứng từ cần thiết để giải quyết nhanh, tiết kiệm thời gian, tăng hiệu quả cho việc giao nhận, thanh toán tiền hàng; kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp vì thế cũng tăng, giảm được ngoại tệ chảy ra nước ngoài, tạo điều kiện cho ngành vận tải biển Việt Nam phát triển.

Nói cách khác, khi giao hàng giá CIF, đối với doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp sẽ thu được trị giá ngoại tệ cao hơn so với việc xuất khẩu theo điều kiện FOB. Ngoài ra, nếu doanh nghiệp thiếu vốn, có thể dùng thư tín dụng (L/C) thế chấp tại ngân hàng, sẽ vay được số tiền cao hơn. Doanh nghiệp rất chủ động trong việc giao hàng, không phải lệ thuộc vào việc điều tàu (hoặc container) do người nhập khẩu chỉ định. Đôi khi vì lệ thuộc vào khách nước ngoài, tàu đến chậm làm hư hỏng hàng hoá đã tập kết tại cảng hoặc trong kho, nhất là hàng nông sản. Đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo hiểm và tàu (hoặc container): Các công ty này của Việt Nam rất thiếu việc làm, nếu các DN liên hệ mua bảo hiểm hàng hoá và thuê tàu (container) trong nước, chắc chắn sẽ làm tăng doanh số cho các doanh nghiệp này, giải quyết thêm việc làm cho cộng đồng của chúng ta, hơn là để các công ty nước ngoài thu được phí bảo hiểm và cước tàu. Khi nhập khẩu giá FOB, các doanh nghiệp trả tiền ký quỹ để mở L/C ít hơn, ngoài ra, nếu nhập giá CIF, khi khách nước ngoài giao hàng, sau 3 ngày họ đã điện đòi tiền, nhưng nhập FOB thì khi hàng cập cảng doanh nghiệp nhập khẩu mới phải trả tiền cước tàu, doanh nghiệp không bị dồn vốn, hoặc không phải trả lãi vay ngân hàng cho khoản tiền cước tàu, giảm được giá thành hàng nhập khẩu.

S.T
Mr. Lô – Logistics4VN

moi quang cao
moi quang cao
moi quang cao