Văn hoá kinh doanh đáng nể của người Nhật

“Người Nhật luôn cảm thấy khiếm nhã khi nói: “Tôi không thích sản phẩm này”. Vì vậy, họ sẽ nói: ‘Tôi thích, oh, đây là một ý tưởng khá thú vị, hãy để chúng tôi suy nghĩ về nó”.

dao-duc-nguoi-nhat-1444834201035-crop-1444843616182

Tại Nhật Bản, việc đưa danh thiếp được coi là một nghi lễ quan trọng. Nếu làm sai việc này, bạn sẽ bị coi là ngu ngốc, hoặc tệ hơn nó cho thấy đây là hành động xúc phạm tới đối tác.

Trong khi đó, theo Giáo sư Nakayama đến từ Đại học Keio: “Người Mỹ thường chỉ đưa danh thiếp cho đối tác bằng một tay và đây thật sự là một hành động khiếm nhã”.

Đi kèm với “nghi lễ” đưa danh thiếp, người Nhật đặc biệt chú trọng đến “nghệ thuật cúi đầu”. “Bởi nếu cúi đầu quá sâu trong hoàn cảnh không đúng sẽ bị cho là hành động kỳ quặc”.

Nhìn chung, với đa số người Nhật, đây đều là những quy tắc hết sức đơn giản. Tuy nhiên với người nước ngoài, nó thật sự là những vấn đề phức tạp. Donna Childs – nhà sáng lập công ty tư vấn Prisere chia sẻ thêm rằng: “Tại Nhật Bản, bạn có thể nói về mọi thứ liên quan tới kinh doanh và thậm chí đây là điều rất được khuyến khích. Bạn cũng nên thể hiện sự thích thú đối với công ty của đối tác phía Nhật. Như vậy, họ mới đánh giá bạn là người thành thật và quan tâm tới công ty của họ”.

Không chỉ dừng lại những lễ nghi trong giao tiếp như cúi đầu và đưa danh thiếp. Phong cách giao tiếp kinh doanh của người Mỹ và Nhật còn thể hiện sự khác biệt rõ ràng. Trong khi người Mỹ luôn được biết đến có khí chất thẳng thắn và luôn đi thẳng vào vấn đề. Thì “gu” của người Nhật lại hoàn toàn đối lập. Người Nhật thường không trực tiếp nói “không” nếu muốn từ chối.

Yuko Morimoto – một chuyên gia tư vấn về văn hoá giao tiếp nói: “Người Nhật luôn cảm thấy khiếm nhã khi nói: “Tôi không thích sản phẩm này”. Vì vậy, họ sẽ nói: ‘Tôi thích, oh, đây là một ý tưởng khá thú vị, hãy để chúng tôi suy nghĩ về nó”.

“Vâng” theo cách nói của người Nhật không có nghĩ giống với “vâng” (yes) theo tiếng Anh. Thay vào đó, theo Morimoto, nó có nghĩa là: “Chúng ta chỉ mới gặp nhau và tôi không nghĩ mình nên nói không ngay lập tức”.

Người Nhật thường nói: “Vâng”. Nhưng “vâng” ở đây có nghĩa là “Vâng, tôi nghe thấy rồi” chứ không phải “Vâng, tôi thích nó”.

Nếu muốn biết người Nhật đang thật sự muốn nói gì, bạn cần phải có thêm thông tin. Liệu có lịch trình cho buổi gặp mặt nào khác không? Mức giá đã hợp lý chưa? Hợp đồng ký chưa?…

Người Nhật cũng ghét chấp nhận rủi ro hơn người Mỹ. Họ luôn cần sự chắc chắn và nhất trí đồng lòng của cả tổ chức. Vì vậy, không ngạc nhiên khi bạn phải tốn thời gian chờ đợi một công ty Nhật Bản đưa ra quyết định cuối cùng bởi họ cần phải đảm bảo chắc chắn mọi thành viên trong hội đồng quản trị biết và đồng tình.

Điều này cũng giải thích tại sao một số công ty Mỹ mắc sai lầm nghiêm trọng khi làm ăn kinh doanh tại Nhật. Người Mỹ luôn cố gắng nhanh chóng hoàn thành công việc, “họ vội vàng và muốn mọi thứ chỉ xảy ra trong 2 – 3 ngày”.

Chính vì vậy, để công việc giữa một người Mỹ và người Nhật có hiệu quả hơn, có lẽ: “Người Mỹ sẽ phải chậm lại và người Nhật phải nhanh hơn và đi thẳng vào vấn đề”.

Vân Đàm

Theo Trí Thức Trẻ