Các phương thức sales cước hiện nay

Sales cước, hay còn gọi là sales forwarders ở Việt Nam có đôi chút khác biệt, vì thói quen sử dụng nhập CIF, bán FOB của các doanh nghiệp XNK trong nước, nên các Forwarders không còn đường nào khác ngoài làm theo các “thượng đế” của mình. Vậy họ đã thuận theo chiều gió với các phương thức sales cước như thế nào? Cùng xem những cách thức sau nhé.

Sale trực tiếp đến người chỉ định: Consignee(Người mua) hoặc Shipper(Người bán)

* Sale từ người mua: Trong trường hợp consignee mua hàng gía EXW hay FOB thì họ có quyền chỉ định nhà vận chuyển. Chúng ta cần cac thông tin như sau:
– Loại hàng, tính chất hàng hoá;
– Lượng hàng (Volume);
– Các yêu cầu về thời gian vận chuyển.
– Các yêu cầu về đại lý handle hàng tại cảng xuất.
– Đối với lô hàng mua giá EXW thì phải biết chính xác địa chỉ của shipper để thông báo cho đại lý nước ngoài và yêu cầu báo giá FOB charges hoặc giá vận chuyển (trong trường hợp sử dụng giá của đại lý).
– Việc thương lượng giá với khách hàng cũng như thương lượng giá với đại lý là rất quan trọng trong công việc sale vì đại lý nước ngoài luôn báo gía cao hơn giá net (giá sàn) của họ khá nhiều nên sale phải thương lượng để giảm giá.
– Nên kiểm tra giá từ hai đại lý trở để ta có sự lựa chọn.
– Khi báo giá cho khách hàng cũng nên quan tâm khách hàng đó cần giá hay cần dịch vụ.
– Hàng nhập thường chia đôi lợi nhuận trên tiền cước với đại lý nên khi báo giá bán cho đại lý phải thông báo cho manager và phải được sự confirm của manager về giá đó.
– Sau khi đã có tất cả những thông tin về hàng hoá và giá cả lúc đó ta sẽ quyết định đại lý handle hàng ở phía nước ngoài.
– Tập hợp tất cả thông tin báo cho operation hàng nhập để theo dõi.

* Sale thẳng shipper: (trong trường hợp họ có quyền chỉ định nhà vận chuyển)
– Nếu ta biết chính xác thông số để liên hệ như địa chỉ mail, skype, tel… thì liên hệ trực tiếp với shipper để sale hàng. Ta có thể sử dụng giá ở đầu VN (nếu có) dể chào thẳng cho shipper hoặc sử dụng giá của đại lý nước ngoài để chào.
– Khi giá được thoả thuận xong thì ta chỉ định đại lý handle hàng, nhận local charge và yêu cầu họ thu hộ tiền cước. Trong trường hợp này cũng trả profit share cho đại lý nhưng phải được thoả thuận trước.

Sale gián tiếp:

– Khi biết khách có nhu cầu nhập hàng nhưng nhập giá CIF thì sale tiếp cận với khách hàng như thế nào để lấy được thông tin của shipper (người bán), cung cấp cho đại lý nước ngoài thông tin của shipper để đại lý bên đầu nước ngoài sale lúc đó ta được chia lợi nhuận.

Sale đại lý:

Giới thiệu với đại lý về công ty mình, đưa ra những agreement mà cả hai bên cùng có lợi, ví dụ như handle hàng mà không thu agent fee khi đại lý consign hàng qua AA hoặc refund lại một khoản phí nào đó theo từng shipment (trong trường hợp mình thu được lợi nhuận từ đầu Việt nam). Khi đại lí thấy mình handle hàng nhập chỉ định của họ tốt có thể dần dần họ sẽ có hàng xuất chỉ định.

Tham khảo thêm:
– Sales hãng tàu, sales logistics – Nghề dễ hay khó?
 Làm thế nào để trở thành 1 sales forwarder tốt?