Về mặt nào đó, có thể nói đây cũng là một nghề tương đối dễ, bởi người có chút kinh nghiệm, kiến thức, và quan hệ là có thể bắt tay vào làm ngay. Thậm chí, một số người học ngành kỹ thuật (máy, cơ khí, IT), vẫn có thể chuyển qua làm nghề này, và không ít người thành công. Trong thời kỳ hàng hóa tốt, việc tìm một khách hàng mới là tương đối dễ; có lẽ chỉ cần có chỗ trên tàu, là khách hàng tự tìm đến. Trong điều kiện như vậy, sales hãng tàu/ sales logistics là một nghề dễ.
Vậy, nhiệm vụ của nhân viên sales logistics là gì?
Một phần bản thân tên gọi đã thể hiện nhiệm vụ chính của người ở vị trí này: nhân viên sales chính là “nhân viên bán hàng “trong hãng tàu, cụ thể sản phẩm được mang ra bán là “dịch vụ vận tải container” hay chính là “chỗ ngồi” (booking) cho hàng hóa đã được đóng vào container trên tàu.
Từ đó có thể thấy công việc cụ thể của nhân viên sales để hoàn thành tốt nhiệm vụ trên:
– Thuyết phục khách hàng sử dụng dịch vụ của hãng, cung cấp giá cước và các chi phí liên quan, lịch tàu chạy, hỗ trợ khách hàng trong quá trình đóng hàng, đưa hàng xuống tàu, hoàn tất chứng từ, thủ tục …
– Duy trì lượng khách hàng vốn có bằng các công việc chăm sóc khách hàng như giữ liên lạc để thường xuyên cập nhật các thông tin về nhu cầu vận chuyển, đưa ra những dịch vụ ưu đãi, support giá ưu tiên…
– Mở rộng lượng khách hàng bằng các hoạt động đi thăm khách hàng mới, giới thiệu quảng bá sản phẩm dịch vụ tới khách hàng…
Nhưng, công việc của một nhân viên sales không chỉ đơn giản là công việc chào và bán hàng, đối với mỗi đơn hàng (booking) luôn có một hệ thống bao gồm các bộ phận thực hiện từng công đoạn từ khi book cho đến khi hàng lên tàu và xuống cảng (discharge), song đối với các khách hàng, đặc biệt là các khách hàng mới, nhân viên sale phụ trách phải luôn theo sát, hỗ trợ khi có các phát sinh để đảm bảo cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng, sau một thời gian trơn tru, khách hàng sẽ được đưa vào hệ thống nhưng vẫn không thể thiếu sự “chăm sóc” liên tục để duy trì khách hàng của sale.
Ở các vị trí cao hơn (leader, manager) người làm sale quản lí các nhóm sale, đưa ra những định hướng chiến lược, các mức độ ưu đãi với từng nhóm khách hàng, mở rộng thị trường trên khả năng và mối quan hệ của mình và sau đó bàn giao lại cho người ở dưới…
Tuy nhiên, các bạn sinh viên đi thực tập và mới vào nghề, cần lưu ý các điểm sau:
1) Kiến thức: Bên cạnh những hiểu biết về sản phẩm của mình (kiến thức chuyên môn vững: để tiếp cận, giải thích, hỗ trợ, và “chài” hàng). Thì các bạn cần lưu ý: Các kiến thức bán hàng nói chung, còn những kiến thức cơ bản về hàng hải (như lịch tàu, giá cước, tình hình thị trường, cảng xếp dỡ…) – Có kiến thức chung rộng: khi tiếp xúc khách hàng, ngoài trao đổi về công việc, thời gian chủ yếu lại bàn về vấn đề chính trị, xã hội,…
2) Kỹ năng: Khách hàng của bạn, những người có quyền quyết định công ty họ sẽ chọn hãng tàu nào để đi thì ít ra cũng thuộc dạng sếp, thế thì để họ chịu lắng nghe mình thuyết phục thì mình cần kỹ năng giao tiếp rất tốt: người bán hàng cần phải truyền đạt và cảm nhận được thông tin khi liên lạc, tiếp xúc với khách hàng, và cố gắng không thúc ép, vì mỗi ngày người ta có thể nhận được cả chục cuộc điện thoại như thế, nói nôm na là: “Đừng có trở thành 1 cuộc điện thoại quảng cáo tầm thường mà người ta gặp hằng ngày”.
3) Đối tác: Lúc đi thương thuyết với các công ty xuất nhập khẩu và với các forwarder thì cần lưu ý đây là 2 loại đối tượng khác nhau nên có mong muốn hướng tới sản phẩm khác nhau, nhưng đa phần các nhân viện logistics đều luôn mong muốn mở rộng mối quan hệ, và tiềm cơ hội hợp tác, cho nên, đi gặp khách hàng/ các nhân viên trong nghề là một công việc cực kì quan trọng
4) Những khó khăn ban đầu: Cuối cùng, khi bắt đầu công việc, các bạn thường gặp những khó khăn về doanh số, nhất là cảm thấy mình hụt hẫn về mối quan hệ, vì có hệ thống quan hệ tốt là điều mấu chốt, như sách vở nói, nếu mọi thứ bình thường, thì tất nhiên người ta thích làm ăn với người quen và người yêu thích hơn.
Mr.Lô Tổng hợp