Ngay khi rời ghế nhà trường, bạn phải bước vào cuộc cạnh tranh công việc khóc liệt với những người bạn cùng trang lứa, những người tốt nghiệp cùng chuyên ngành. Thậm chí, những người đã trang bị “tận răng” kinh nghiệm làm việc cũng sẽ tham gia vào cuộc chiến này. Việc làm đẹp CV ngay từ những ngày đi học vì vậy thế trở thành một công việc sống còn! Dưới đây là 3 cách để CV của bạn nổi bật hơn trong mắt nhà tuyển dụng.
1. Tham gia các tổ chức/sự kiện sinh viên
Khi viết CV, rất nhiều bạn sinh viên gặp khó khăn trong việc tìm ra những sự kiện thú vị hoặc kinh nghiệm phù hợp để làm nổi bật CV. Mọi người không biết điền gì ngoài thành tích học tập. Mỗi trường đại học có rất nhiều các câu lạc bộ, hội nhóm sinh viên từ thể thao, tới âm nhạc…. (chưa kể các câu lạc bộ bên ngoài trường) Dù bạn chọn tham gia một tổ chức liên quan trực tiếp tới con đường sự nghiệp sau này, hay chỉ muốn một khoảng thời gian vui vẻ cùng những người chung sở thích, bạn đều thu thập được những điều bổ ích cho vào CV để gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.
Bên cạnh thỏa mãn sở thích cá nhân, tham gia hội nhóm sinh viên cũng giúp bạn củng cố các kỹ năng chuyển tiếp khi tổ chức công việc và học được cách làm việc, thương thảo với mọi người. Vì vậy dù sau này tốt nghiệp chuyên ngành gì, những kinh nghiệm ấy vẫn sẽ đem lại cho bạn một kho tài nguyên đáng kể để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.
2. Công việc bán thời gian
Nghe có vẻ dư thừa, vì đi làm thêm chính là bằng chứng hùng hồn cho thấy bạn là một sinh viên năng động, có khả năng quản lý thời gian và cân bằng giữa học tập, công việc và quan hệ xã hội.
Trong những buổi trao đổi về việc làm có một lời khuyên bất biến về CV: Trau dồi thật nhiều kỹ năng chuyển đổi như quản lý thời gian, lập kế hoạch, giao thiệp chủ động và chuyên nghiệp. Điều này thể hiện qua những hành động tưởng chừng nhỏ bé như sắp xếp hàng hóa (nếu bạn bán hàng), hoàn thành công việc đúng hạn, hay làm việc nhóm tích cực.
Điều tuyệt nhất một việc làm thêm không chỉ là thu nhập. Bạn sẽ còn gặp gỡ và hình thành nhiều mối quan hệ. Đồng thời tìm được các ngóc ngách để kết nối chuyên ngành mình học với công việc làm thêm. Chẳng hạn vị trí kĩ thuật máy chiếu trong rạp phim sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về truyền hình. Tương tự, thiết kế khu trưng bày cho một hàng quần áo hay quản lý, ghi chép nguồn doanh thu cửa hàng là những công việc hữu ích cho ngành thiết kế, kinh doanh sau này.
3. Thực tập
Nếu bạn dự định tìm một công việc đúng chuyên ngành ngay khi rời ghế nhà trường, đây là con đường thích hợp nhất. Kinh nghiệm làm việc trong ngành có thể nâng tầm CV của bạn trong mắt nhà tuyển dụng tương lai. Một CV giàu kinh nghiệm thực tập nói rằng bạn đã quen với môi trường làm việc thực tế, hiểu biết các công việc được giao.
Điểm trừ của con đường này là khó kiếm một vị trí đúng ngành với mức kiến thức hiện tại của bạn. Nhưng thành công trong sự nghiệp có một phần không nhỏ nhờ mối quan hệ. Liên hệ và giữ mối quan hệ với càng nhiều người càng tốt trong quá trình học việc. Bắt đầu làm tốt từ việc nhỏ và tiến lên dần, bạn sẽ nhận được sự quý mến của mọi người, những lời giới thiệu thực tập tiếp theo, hoặc tuyệt vời hơn là một vị trí chính thức khi tốt nghiệp.
Theo Topuniversity