Nhu cầu của khách hàng chẳng bao giờ có điểm dừng: hàng chất lượng tốt được giao đến nơi thần tốc nhưng giá phải thật rẻ… Điều này có vô lí không? Thay vì đưa ra câu trả lời là có, các chiến binh logistics luôn tìm cách đáp ứng hết mức yêu cầu của khách hàng, bằng cách tối ưu hiệu quả chuỗi cung ứng với chi phí tối thiểu.
Chính từ bài toán ấy, có thể nhiều người đã nghe đến mô hình cross-docking, giúp giảm hoặc cắt bỏ hoàn toàn chi phí lưu trữ kho, hàng hóa không được giữ trong kho nữa nên được vận chuyển nhanh hơn với chi phí tiết kiệm hơn.
Lợi ích của cross-docking – 2011 Cross-Docking Trends Report [1]
Hiểu về cross-docking, nhưng bạn có chắc mình đã thực sự biết cách vận dụng nó trong quản lý kho và chuỗi cung ứng? Hãy tham khảo 5 phương án sau để xây dựng hệ thống cross-docking hiệu quả cho riêng mình:
1. Tự động hóa chuỗi cung ứng và quản lý kho:
Hiểu một cách đơn giản, cross-docking xoay quanh việc chuyển hàng gửi đến thành hàng gửi đi THẬT NHANH. Những lúc như vậy, các thiết bị và phần mềm tự động hóa sẽ hỗ trợ bạn.
Những công cụ tự động hóa này đẩy nhanh quá trình chuyển hàng. Chúng có thể xử lý nhiều loại mặt hàng khác nhau, từ rau rủ quả, thực phẩm đến thời trang hay các thiết bị điện tử. Chúng giúp bạn vừa giảm được chi phí nhân công vừa tăng năng suất làm việc khi các giá trong kho được làm đầy dễ dàng và hiệu quả hơn, tính chính xác được tối ưu, không phải tốn thời gian giải quyết những sai lầm mà lao động chân tay thường mắc phải… Nếu là một người mới bắt đầu áp dụng cross-docking với ngân sách vừa phải, bạn có thể ưu tiên những công cụ cần thiết nhưng không quá tốn kém, chẳng hạn như:
- Phần mềm tối ưu hóa tuyến đường để cập nhật được tình trạng vận chuyển, theo dõi trực tiếp tình hình của đội xe và tối ưu hóa tuyến đường ngắn nhất (vRoute là một trong số rất ít phần mềm tối ưu hóa tuyến đường hỗ trợ cross-docking).
- Phần mềm quản lý kho giúp bạn theo dõi trực tiếp tình trạng kho và sự ra vào của các đơn hàng.
- Các băng tải, cần cẩu, pallet hoặc xe đẩy giúp bạn nhanh chóng nhận, sắp xếp và set up các lô hàng khác nhau.
- Máy quét mã vạch giúp bạn nhận biết điểm đến của đơn hàng chỉ bằng một lần quét, từ đó tăng tốc độ vận chuyển của hàng hóa.
2. Có một kế hoạch linh hoạt:
Khi áp dụng mô hình cross-docking, bạn sẽ rất dễ gặp phải những tình huống ngoài kế hoạch: xe tải không kịp đến bốc hàng, nhu cầu thay đổi bất ngờ từ phía nhà cung ứng/bán lẻ, hàng hóa bị hỏng trong quá trình vận chuyển…
Mô hình cross-docking (Nguồn ảnh) |
Vì thế, đừng bao giờ hài lòng với kế hoạch hiện tại của mình, dù cho mọi thứ có vẻ vẫn đang vận hành rất ổn thỏa. Bạn cần một kế hoạch linh hoạt và có thể thích ứng liên tục theo những dự báo về yêu cầu của khách hàng, cập nhật về lượng hàng đang có và báo cáo trực tiếp về những gì đang xảy ra trong chuối cung ứng. Đó là lí do vì sao chúng tôi khuyến khích áp dụng công nghệ và các công cụ tự động hóa trong phần 1, chúng sẽ hỗ trợ bạn trong việc cập nhật những bất ngờ diễn ra trong hệ thống và có biện pháp xử lí kịp thời.
3. Chú ý đến mô hình thiết kế của hệ thống:
Một mô hình thiết kế đáp ứng đủ yêu cầu để áp dụng cross-docking phải có không gian đủ rộng, đường đi không vật cản và cách bài trí tối ưu. Ví dụ, nếu không gian kho quá bé sẽ không đủ chỗ cho các xe tải đến dỡ và bốc hàng. Ngược lại, nếu kho lớn quá, việc đi lại và di chuyển hàng hóa sẽ mất rất nhiều thời gian. Trong cuốn Khoa học Vận tải (Transportation Science), John Bartholdi and Kevin Gue có thảo luận về cách bài trí cross-docking tối ưu nhất cho mỗi mô hình [2]:
Mô hình chữ I là mô hình tối ưu nhất với các cơ sở/kho ít hơn 150 cửa, trong khi mô hình chữ T lại thích hợp khi có từ 150 đến 200 cửa.
Nếu kho có trên 200 cửa, hãy nghĩ đến mô hình chữ X
Hãy chắc chắn rằng kho của bạn được sắp xếp hợp lí, tinh gọn để không có một chướng ngại nào xảy ra trên chiều đi của hàng hóa qua kho. Ở điểm bốc/xếp hàng, không gian phải đủ rộng để chứa các xe tải đến hoàn thành nhiệm vụ.
Thêm vào đó, điểm diễn ra cross-docking nên được bố trí theo cách sẽ giảm tối thiểu thời gian hàng hóa được vận chuyển đến nơi. Vì thế, hãy đặt cơ sở/kho của bạn gần với những khu vực có nhiều điểm cần giao. Như vậy, hàng hóa sẽ được chuyển đi theo quãng đường ngắn hơn và chúng ta không phải bỏ tiền cho những đoạn đường thừa thãi.
4. Teamwork như những người “bạn thân”:
Teamwork trong cross-docking
Hãy tin tưởng vào đồng đội của bạn. Chia sẻ liên tục thông tin, trao đổi rõ ràng về tình trạng hàng hóa… sẽ giúp quá trình cross-docking của bạn diễn ra suôn sẻ. Chúng tôi dùng từ “bạn thân” ở đây là nói đến mối quan hệ phối hợp chặt chẽ giữa các đối tác và thành viên của chuỗi cung ứng. Mối quan hệ ấy phải gắn bó đến mức bạn biết ngay lập tức chuyện gì đang xảy ra với họ, và bạn tin tưởng tất cả những thông tin mà họ đưa ra. Nếu không làm được điều đó, khả năng cao là quá trình cross-docking của bạn sẽ bị phá vỡ.
Để có được dòng chảy thông tin thông suốt và nhanh chóng giữa các thành viên, bạn có thể nhờ đến sự trợ giúp của các phần mềm hỗ trợ theo dõi và liên lạc. Với những phần mềm như vRoute, bạn có thể cập nhật bất cứ lúc nào thông tin từ các thành viên như bao giờ xe hàng đến nơi, cần bao nhiêu nhân công cho chuyến hàng ấy… từ đó đưa ra sự chuẩn bị tốt nhất cho bước tiếp theo.
5. Đánh giá, đánh giá, đánh giá:
Sự phối hợp nhịp nhàng, các thao tác chính xác, dòng hàng đi nhanh, dịch vụ khách hàng tuyệt vời… bạn không thể có tất cả thành quả chỉ sau 1 đêm mà cần sự đánh giá và cải thiện liên tuc dựa trên các báo cáo mới nhất. Đừng bao giờ ngồi yên và hài lòng với kế hoạch hiện tại.
Tóm lại
Giám đốc Trung tâm Quản lý của FedEx Ground có nói “We touch a package twice. We touch it at unload and again at load, that’s it.” (Hàng hóa đến tay khách hàng phải qua tay chúng tôi hai lần. Một lần dỡ ra và một lần xếp lại, đơn giản vậy thôi). Cross-docking thực sự đã đơn giản hóa việc quản lý chuỗi cung ứng. Hãy xây dựng một hệ thống cross-docking thông minh và bạn sẽ không còn phải lo lắng nhiều về dòng dịch chuyển của hàng hóa nữa. Bởi vì, những chi phí thừa thãi cho việc xử lí và lưu giữ hàng hóa đều đã được cắt bỏ.
Tài liệu tham khảo:
[1] 2011 Cross-Docking Trends Report by Saddle Creek Corporation, page 5
[2] Transportation Science, John Bartholdi and Kevin Gue, 2004