Hầu hết nhà quản lý logistics đều gặp vấn đề ở khâu vận chuyển cuối cùng (last-mile delivery) đến khách hàng. Đây lại là nút thắt quan trọng mà nếu không được tháo gỡ, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến dịch vụ chăm sóc khách hàng và khiến doanh nghiệp mất đi những người mua hàng thân thiết.
Chính vì lý do đó, ngày càng nhiều công ty FMCG tìm đến các giải pháp quản lý đội xe lên đến hàng trăm, thậm chí hàng nghìn xe của mình. Tuy vậy, để đưa ra sự lựa chọn không phải là một điều dễ dàng. Hãy cùng tham khảo danh sách dưới đây về những tính năng cần có của một phần mềm quản lý giao hàng, để đưa ra sự lựa chọn tốt nhất và phù hợp nhất cho doanh nghiệp của mình:
1. Tự động tối ưu hóa tuyến đường giao hàng:
Phần mềm giao hàng thông minh nhất định phải có một thuật toán có thể giải quyết các vấn đề đặc thù về giao thông của khu vực người dùng đang áp dụng. Ví dụ, một phần mềm giao hàng cho thị trường Việt Nam nhất định phải tính toán được các thông số về xe máy. Bởi vì có rất nhiều tuyến đường quá nhỏ và đông đúc khiến ô tô/xe tải không thể đi vào, những lúc như vậy, xe máy là phương tiện giao hàng tối ưu. Trong trường hợp bắt buộc bạn phải chọn xe tải làm phương tiện giao hàng của mình, một phần mềm thông minh sẽ có thể tính toán để đưa ra quãng đường ngắn nhất để xe của bạn đi được nhiều điểm nhất, từ đó tối thiểu chi phí bạn phải chi trả cho xăng xe, tài xế… nhưng vẫn tối đa năng suất giao hàng.
2. Tiện ích mở rộng và tích hợp trong điện thoại:
Có những lúc nhà quản lý bận đến mức bỏ cả bữa sáng để tham dự một cuộc họp. Một ngày có bao nhiêu việc phải làm, nhưng ưu tiên hàng đầu vẫn là theo dõi hiệu quả và tiến trình làm việc của nhân viên. Thế nên, một phần mềm hiện đại nhất định phải được tích hợp cả trên máy tính và điện thoại, để người quản lý logistics có thể theo dõi nhanh chóng hiệu quả giao hàng bất cứ lúc nào, ở bất cứ đâu. Ngoài ra, phần mềm cũng phải dễ dàng tích hợp với các phần mềm sẵn có của doanh nghiệp như ERP, TMS, DMS… Điều này sẽ giúp hoạt động quản lý dễ thở và tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều khi không phải quản lý quá nhiều phần mềm riêng lẻ.
3. Theo dõi trực tiếp:
Như đã nói ở trên, một phần mềm được tích hợp ứng dụng trong điện thoại là rất cần thiết, để nhà quản lý có thể theo dõi trực tiếp hành trình giao hàng của nhân viên. Bạn cần một phần mềm giúp bạn cập nhật lộ trình giao hàng bất cứ lúc nào, giải quyết ngay khi có tình huống (xe hỏng, nhân viên chậm tiến độ…) xảy ra và thông báo kịp thời đến khách hàng. Không bao giờ xảy ra chuyện khách hàng gọi điện phàn nàn tại sao hàng chưa đến nơi thì bạn mới biết vấn đề để mà giải quyết nữa. Thuật toán tối ưu sẽ tính toán được chính xác thời gian hàng đến nơi và giúp bạn có một câu trả lời khiến khách hàng hài lòng và ưng ý nhất.
4. Báo cáo lịch sử và hiệu quả giao hàng:
Cho đến bây giờ, vẫn còn rất nhiều nhà quản lý logistics làm báo cáo bằng cách tự nhập số liệu vào Excel, tự tính toán, sắp xếp và trình bày báo cáo về hiệu quả giao hàng mà không biết rằng phần mềm quản lý giao hàng có thể tính toán điều này trong nháy mắt. Bạn có nghĩ rằng, còn rất nhiều công việc thú vị và quan trọng hơn có thể làm chứ không phải mất thời gian cho báo cáo không?
Hi vọng những tính năng chúng tôi liệt kê trên đây có thể giúp bạn đưa ra sự lựa chọn phù hợp nhất cho doanh nghiệp của mình. Theo bạn, một phần mềm quản lý giao hàng còn cần những tính năng nào nữa? Hãy cho chúng tôi biết ở bình luận nhé!
Còn nếu bạn đang tìm kiếm một phần mềm thỏa mãn tất cả các tiêu chí trên và đặc biệt phù hợp với thị trường Đông Nam Á, hãy đăng ký ngay ở đây để dùng thử miễn phí cho đội xe của mình!