Sau khi tìm hiểu về Logistics là gì và Logistics học gì. Nay chúng ta cùng đến với câu hỏi có thể nói là quan trọng nhất, giúp chúng ta ra quyết định theo đuổi ngành Logistics này hay không. Đó chính là: Ngành Logistics ra trường làm gì?
Như các bạn đã biết, các Chuyên gia Logistics là người luôn đảm bảo hàng hóa và dịch vụ được đến tay khách hàng một cách hợp lý nhất (về mặt chất lượng, số lượng, thời gian, …). Và vì thế, ngành Logistics luôn là một động lực phát triển của nền kinh tế, đi đôi với xu thế hội nhập và thương mại toàn cầu.
Tất cả các hoạt động kinh doanh, từ lớn tới nhỏ, đều cần quản lý Logistics về hàng tồn kho, thông tin và tài chính. Thông thường chỉ có một Chuyên gia Logistics đảm nhận các chức năng này ở các công ty nhỏ, nhưng với các tập đoàn lớn, họ thường có hẳn một phòng ban Logistics và Chuỗi cung ứng, với nhiều vị trí, chức danh và nhiệm vụ chuyên biệt, từ các công việc khởi điểm đến những vị trí cấp cao.
Các vị trí khởi điểm của ngành Logistics
Ba vị trí Logistics phổ biến nhất cho các bạn mới ra trường là: Nhân viên Kinh doanh (Sales), Điều phối (Operation) và Chăm sóc khách hàng (Customer Service).
Trong đó, nhân viên kinh doanh (Sales) là vị trí được tìm kiếm nhiều nhất, đây là một vị trí rất tốt để trao dồi thêm kỹ năng đàm phán với khách hàng, được học hỏi kiến thức thực tiễn và va chạm với nhiều tổ chức khác nhau. Sales luôn là một đội ngũ được “cưng” nhất tron công ty, vì họ là những “chiến binh” tiền tuyến, đem về nguồn thu cho cả tổ chức, vì thế, dù là một ngành rất “khó nhằn” với nhiều người, nhưng một khi đã thành công trong lĩnh vực này, bạn rất được công ty trọng dụng. Và trong một nghiên cứu gần đây cho biết, đa phần các nhà lãnh đạo cấp cao đều có xuất thân từ Sales.
Tiếp đến là các vị trí liên quan đến điều phối (Operation), các vị trí này rất phù hợp với các bạn có kiến thức tốt và khả năng sắp xếp công việc khoa học. Nhân viên Operation có thể mang nhiều chức danh và nhiệm vụ khác nhau trong một công ty, từ điều phối (đơn hàng, phương tiện vận chuyển …) cho đến phụ trách về chứng từ, thông tin hoặc tài chính. Đặc biệt, vị trí Operation sẽ rèn luyện cho bạn các kỹ năng mềm đáng quý để phát triển sự nghiệp sau này, như: Tỉ mỉ, cẩn thận, chịu được áp lực cao, khả năng làm việc độc lập tốt …
Và cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng đó là các vị trí Chăm sóc khách hàng (Customer service). Đây là một phần quan trọng nhất của kinh doanh nói chung, và Logistics nói riêng, vì đội ngũ Customer Service sẽ là bộ mặt đại diện của công ty, và thông qua việc hỗ trợ, tư vấn và lắng nghe khách hàng, Customer Service trở thành một “xương sống” hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của cả tổ chức.
Ngoài ra bạn còn có thể bắt đầu với một số nghề nghiệp trong Kho hàng và quản lý tồn kho, lên kế hoạch vận chuyển, hoặc giám sát các nhà cung cấp dịch vụ Logistics cho chính công ty bạn …
Đa phần các vị trí khởi điểm sẽ yêu cầu ứng viên có bằng cấp Cao đẳng hoặc Đại học các khối ngành kinh tế, và đặc biệt ưu tiên các bạn có bằng cấp trong lĩnh vực Logistics. Tiếp theo là thái độ làm việc chuyên nghiệp, và yếu tố quyết định cuối cùng là khả năng ngoại ngữ. Với các bạn theo đuổi chương trình liên kết Logistics Hàn quốc của IEC, bạn sẽ có lợi thế rất lớn khi xin việc, với bằng cấp có giá trị từ trương chình, các kiến thức và kỹ năng làm việc được học và thực tập, công với khả năng ngoại ngữ Anh và Hàn, đảm bảo sẽ gây ấn tượng lớn với công ty tuyển dụng.
Các vị trí cấp cao của ngành Logistics
Một khi bạn tích lũy đủ kinh nghiệm và kỹ năng, thì lúc đó chúng ta hoàn toàn có thể nhắm đến các vị trí cấp cao hơn trong ngành Logistics, chẳng hạn như Phân tích viên ngành Logistics, Quản lý dự án, Giám đốc Logistics, Giám đốc điều hành, hay Quản lý chuỗi cung ứng quốc tế …. Một Chuyên gia Logistics đảm bảo dòng chảy từ nơi thu mua đầu tiên tới khách hàng cuối cùng được vận hành một cách hiệu quả nhất. Trách nhiệm của bạn là phải điều khiến được dòng chảy, và quản lý tốt tồn kho. Với những người có kinh nghiệm hơn nữa, họ hoàn toàn có thể được cân nhắc vào vị trí chủ tịch công ty.
Nếu bạn muốn làm việc ở nước ngoài hay hợp tác với nhiều khách hàng trên khắp thế giới, các vị trí cấp cao trong ngành Logistics sẽ cung cấp cho bạn cơ hội đó. Trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, việc phải vận hành một chuỗi cung ứng trải dài khắp nhiều nước không còn gì xa lạ nữa. Ngoài ra, với nhiều kinh nghiệm thì bạn còn một sự lựa chọn nữa, đó là làm Tư vấn viên. Với chức vụ tư vấn, bạn có cơ hội được làm việc với rất nhiều công ty, cả trong nước và ngoài nước, trao đổi và thống nhất các kế hoạch vận hành, với mục tiêu giúp công ty trở nên hiệu quả hơn. Sau một thời gian công tác trong ngành Logistics, việc trở thành một nhà tư vấn sẽ là một sự lựa chọn khá thú vị nếu bạn mong muốn có được một thời gian làm việc linh hoạt hơn, và có cơ hội được tiếp xúc với rất nhiều khách hàng và công ty khác nhau.
Những kiến thức bạn cần chuẩn bị
Bạn sẽ cần ít nhất là bằng Cao Đẳng hay Đại học để tiến xa hơn các vị trí khởi điểm ban đầu. Khá nhiều các nhà tuyển dụng ưu tiên các ứng viên cho các vị trí cấp cao nếu họ có thêm bằng Thạc sĩ, bằng liên kết/ du học hoặc một số bằng cấp chuyên ngành hỗ trợ khác. Các chương trình Logistics sẽ luôn bao gồm các môn học chính sau: kinh tế, quản trị, tổ chức, thương mại, ngoại ngữ …
Ngoài ra, một số tổ chức như chương trình liên kết của IEC còn hỗ trợ them các cơ hội thực tập, đây là một cơ hội lớn để bạn tích lũy kinh nghiệm thực tế.
Và cuối cùng là các kỹ năng, bạn nên trao dồi cho mình các kỹ năng mềm và khả năng ngoại ngữ để thật sự nổi bật trong giai đoạn kiếm việc nhé.
Link bài gốc:
http://duhoclogistics.com/nganh-logistics-ra-truong-lam-gi/
Xem thêm:
Tổng hợp Lương ngành Logistics, Xuất Nhập Khẩu, Chuỗi cung ứng năm 2016 – 2017