Quy tắc xuất xứ trong các hiệp định Việt Nam tham gia

Mỗi hiệp định FTA đều có quy tắc xuất xứ riêng để bảo đảm hàng hóa nếu đáp ứng các quy tắc xuất xứ sẽ được hưởng các ưu đãi thuế quan của các nước thành viên dành cho. Tính đến năm 2014, Việt Nam đã ký kết và thực hiện 8 Hiệp định khu vực thương mại tự do (FTA), trong đó có 6 FTA thực hiện cùng với các nước ASEAN và một FTA song phương giữa Việt Nam và Nhật Bản, một FTA song phương giữa Việt Nam và Chi Lê

Để thực hiện các cam kết về thương mại hàng hóa, đặc biệt trong lĩnh vực cắt giảm thuế quan, hàng hóa sản xuất tại các nước thành viên phải đáp ứng những quy tắc xuất xứ trong các hiệp định FTA. Trong các hiệp định FTA của các nước ASEAN, về cơ bản, các quy tắc xuất xứ trong các hiệp định này đều có cấu trúc tương đối giống nhau. Tuy nhiên, do đặc thù của từng đối tác, đồng thời cùng với những cam kết cắt giảm khác nhau, quy tắc xuất xứ trong mỗi FTA của ASEAN cũng có những khác biệt nhất định.

Tiêu chí so sánhATIGAACFTA AKFTAAJCEP
Mẫu CODEAKAJ
Tiêu chí chungRVC(40) hoặc CTHRVC(40)RVC(40) hoặc CTHRVC(40) hoặc CTH
Quy tắc cụ thể mặt hàng (PSRs)Dệt may 2 công đoạn
Công gộpCông gộp đầy đủ và từng phầnCông gộp đầy đủCông gộp đầy đủCông gộp đầy đủ
Công đoạn gia công chế biến đơn giảnÁp dụng với tất cả các tiêu chí xuất xứChỉ áp dụng với tiêu chí xuất xứ thuần túy (WO)Áp dụng với tất cả các tiêu chí xuất xứChỉ áp dụng với tiêu chí xuất xứ CTC hoặc SP
De-MinimisKhông
CO giáp lưng Nhà NK trên C/O gốc và nhà XK trên C/O giáp lưng phải là 1Nhà NK trên C/O gốc và nhà XK trên C/O giáp lưng phải là 1 
Văn bản pháp lý áp dụng Thông tư 21/2010/TT-BCT ngày 17 tháng 05 năm 2010Quyết định 12/2007/QĐ-BTM ngày 31 /05/ 2007

Thông tư 36/2010/TT-BCT

Thông tư 21/2014/TT-BCT

Thông tư 20/2014/TT-BCT ngày 25 tháng 06 năm 2014 

 

Tiêu chí so sánhVJEPAAANZFTAAIFTAVCFTA
Mẫu COVJAANZAIVC
Tiêu chí chungRVC(40) hoặc CTHRVC(40) hoặc CTHRVC(35) hoặc CTSHRVC 40-50 hoặc CTH
Quy tắc cụ thể mặt hàng (PSRs)Dệt may 2 công đoạnPhản ứng hóa họcKhông cóKhông có
Công gộpCông gộp đầy đủCông gộp đầy đủCông gộp đầy đủToàn bộ
Công đoạn gia công chế biến đơn giảnChỉáp dụng với tiêu chí xuất xứ CTC hoặc SPChỉ áp dụng với tiêu chí xuất xứ RVCÁp dụng với tất cả các tiêu chí xuất xứÁp dụng với tất cả các tiêu chí xuất xứ
De-MinimisKhông
CO giáp lưng  Nhà NK trên C/O gốc và nhà XK trên C/O giáp lưng là 1 
Văn bản pháp lý áp dụng Thông tư 10/2009/TT-BCT ngày 18 tháng 05 năm 2009Thông tư 33/2009/TT-BCT ngày 11 tháng 11 năm 2009Thông tư ngày 15/2010/TT-BCT ngày 15 tháng 04 năm 2010 

Bảng so sánh quy tắc xuất xứ của các Hiệp định thương mại tự do

Trong đó:

WOHàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của 1 nước thành viên
RVCHàm lượng giá trị khu vực của hàng hóa tính theo công thức và không nhỏ hơn tỷ lệ phần trăm quy định và công đoạn sản xuất cuối cùng được thực hiện tại một nước thành viên
PSRsQuy tắc cụ thể mặt hàng, quy tắc yêu cầu nguyên vật liệu phải trải qua quá trình thay đổi mã số hàng hoá hoặc trải qua công đoạn gia công, chế biến của hàng hoá, hoặc phải đáp ứng tiêu chí RVC hoặc kết hợp giữa các tiêu chí nêu trên.
CTCTất cả nguyên vật liệu không có xuất xứ sử dụng để sản xuất ra hàng hoá đó trải qua quá trình chuyển đổi mã số hàng hoá. Ngoại lệ của CTC: De Minimis (chỉ áp dụng với CTC, không áp dụng với RVC)
CTHChuyển đổi bất kỳ nhóm nào đến 1 chương, nhóm hoặc phân nhóm, nghĩa là tất cả nguyên liệu không có xuất xứ sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm phải trải qua chuyển đổi mã HS ở cấp 04 số (chuyển đổi Nhóm).
CTSHChuyển đổi bất kỳ phân nhóm nào đến 1 chương, nhóm hoặc phân nhóm, nghĩa là tất cả nguyên liệu không có xuất xứ sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm phải trải qua chuyển đổi mã HS ở cấp 06 số (chuyển đổi Phân nhóm)
SPQuy trình sản xuất cụ thể, quy định rõ những quy trình, công đoạn nào phải được thực hiện trong quá trình sản xuất để hàng hóa được coi là có xuất xứ
Cộng gộp toàn bộToàn bộ nguyên liệu nhập khẩu phải đạt được hàm lượng RVC 40%
Cộng gộp từng phần

 

Công đoạn gia công chế biến đơn giản:

Hàng hoá được cộng gộp từng phần nếu ít nhất 20% RVC của hàng hoá có nguồn gốc từ nước thành viên nơi diễn ra quá trình sản xuất hoặc gia công hàng hoá đó

 

Trong một số trường hợp, công đoạn gia công đơn giản không áp dụng đối với tiêu chí xuất xứ RVC (40) nhưng áp dụng đối với tiêu chí CTC. Nhưng một số trường hợp khác, công đoạn gia công đơn giản lại áp dụng cả hai tiêu chí RVC và CTC. Việc có sự khác biệt này dẫn tới việc khác biệt về tiêu chí xuất xứ trong Quy tắc cụ thể mặt hàng.

De-MinimisQuy tắc này được áp dụng cho mọi hàng hóa áp dụng tiêu chí xuất xứ chuyển đổi mã số HS (CTC). Theo đó, một sản phẩm không đạt được sự chuyển đổi mã số HS sẽ vẫn được coi là có xuất xứ nếu giá trị của tất cả các nguyên vật liệu không có xuất xứ dùng để sản xuất ra sản phẩm đó không vượt quá 10 % của tổng giá trị hàng hoá đó tính theo giá FOB. Ngưỡng 10% được gọi là ngưỡng De-minimis. Quy định này được các nước tham gia đàm phán đưa vào nhằm làm giảm bớt sự khó khăn cho việc đạt tiêu chí xuất xứ, hoặc để giải quyết khi hàng hóa có “sự cố” không đạt được xuất xứ
C/O giáp lưngLà C/O được cấp bởi Nước thành viên xuất khẩu trung gian dựa trên C/O của Nước thành viên xuất khẩu đầu tiên

Khác biệt lớn nhất và có tính ảnh hưởng quan trọng đến việc xác định xuất xứ của từng sản phẩm là tiêu chí xuất xứ chung. Trong hầu hết các hiệp định hiện nay như ATIGA, AKFTA, AJCEP, AANZFTA, tiêu chí xuất xứ chung là chuyển đổi mã số hàng hóa ở cấp 4 số (CTH) hoặc hàm lượng giá trị khu vực 40% (RVC (40)). Trong khi đó, Hiệp định ACFTA áp dụng tiêu chí chung là RVC (40) và Hiệp định AIFTA áp dụng tiêu chí chung là RVC (35) kết hợp với tiêu chí CTSH (chuyển đổi mã số hàng hóa cấp 6 số). Có thể nói, trong số các tiêu chí chung nói trên, việc áp dụng tiêu chí CTH hoặc RVC (40) tương đối phù hợp và tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.

Về vấn đề cộng gộp, hầu hết các hiệp định đều áp dụng quy định cộng gộp làm tròn khi hàm lượng giá trị gia tăng của nguyên liệu có xuất xứ đạt 40% trở lên. Hiện chỉ có duy nhất quy tắc xuất xứ trong Hiệp định ATIGA có quy định cộng gộp từng phần với ngưỡng giá trị 20%. Quy định này trước đây được đưa ra nhằm tạo thuận lợi cho việc tận dụng tối đa các phần nguyên liệu có xuất xứ được sử dụng. Hiện nay, một số nước đối tác của ASEAN đang đề nghị áp dụng việc cộng gộp đầy đủ từ bất kỳ tỉ lệ giá trị gia tăng nào. Tỉ lệ giá trị này sẽ được cộng gộp đúng vào trị giá nguyên liệu có xuất xứ trong công đoạn sản xuất tiếp theo.

Quy định về những công đoạn gia công đơn giản cũng có những khác biệt nhất định trong một số hiệp định. Trong khi các Hiệp định AANZFTA, AKFTA, AJCEP quy định cụ thể từng hành vi được coi là gia công đơn giản, các Hiệp định còn lại như ATIGA, và ACFTA quy định các công đoạn gia công đơn giản theo hướng quy định các nguyên tắc, chẳng hạn như những công đoạn thuộc diện bảo quản hàng hóa trong quá trình vận chuyển, bốc dỡ hàng, xếp hàng, đóng gói hàng hóa. Việc quy định mang tính chung nhất này có thể đảm bảo mọi hành vi liên quan nếu có những đặc điểm chung như quy định sẽ được loại trừ, trong khi việc quy định cụ thể như trong ba hiệp định ban đầu có thể dẫn tới việc bỏ sót những hành vi sẽ phát sinh trên thực tế sau này. Việc áp dụng quy định này đối với một số tiêu chí xuất xứ cũng có những khác biệt trong một số hiệp định. Trong một số trường hợp, công đoạn gia công đơn giản không áp dụng đối với tiêu chí xuất xứ RVC (40) nhưng áp dụng đối với tiêu chí CTC. Nhưng một số trường hợp khác, công đoạn gia công đơn giản lại áp dụng cả hai tiêu chí RVC và CTC. Việc có sự khác biệt này dẫn tới việc khác biệt về tiêu chí xuất xứ trong Quy tắc cụ thể mặt hàng.

Quy định về ngưỡng de minimis cũng có những khác biệt nhất định. Trong hiệp định ACFTA và AIFTA, ngưỡng de minimis chưa được áp dụng nhưng tại hiệp định còn lại, ngưỡng de minimis được áp dụng trên cơ sở một số khác biệt. Về cơ bản, các hiệp định đều có những áp dụng riêng về cách thức tính de minimis (trọng lượng hoặc trị giá) cho các sản phẩm dệt may hoặc sản phẩm không phải là dệt may với tỉ lệ là 10%. Riêng trong Hiệp định AJCEP, một số mặt hàng nhạy cảm đối với Nhật Bản được áp dụng ngưỡng trị giá thấp hơn (7%). Cũng trong hiệp định này, một số sản phẩm không được áp dụng de minimis.

Tham khảo khóa học “CHUYÊN VIÊN XUẤT NHẬP KHẨU” tại Trung Tâm TDGroup: http://tdgroup.edu.vn/khoa-hoc-chuyen-vien-xuat-nhap-khau-thuc-te/

Nguồn: Biên tập và Tồng hợp – MV
Tài liệu tham khảo:
Tài liệu tập huấn về WTO và hội nhập kinh tế quốc tế cho cán bộ công chức của dự án BWTO
Một số nội dung về quy tắc xuất xứ trong TPP của Tạp chí Kinh tế Đối ngoại số 55
WTO, Hiệp định về Quy tắc xuất xứ (Agreement on Rules
MUTRAP 2011, Báo cáo đánh giá tác động của quy tắc xuất xứ trong các Hiệp đinh thương mại tự do của Việt Nam, Hà Nội.
Quy tắc xuất xứ của khu vực thương mại tự do ASEAN – ThS. Lê Minh Tiến, Khoa pháp luật quốc tế, trường Đại học Luật Hà Nội.
L
àm thế nào để khai thác cơ hội từ các FTA – Dự án Nâng cao năng lực quản lý và điều phối hội nhập kinh tế quốc tế, Ủy ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế.
Trang thông tin: trungtamwto.vn
Trang thông tin: ibla.org.vn