VẬN DỤNG ĐIỀU 239 – LUẬT THƯƠNG MẠI NĂM 2005, QUYỀN CẦM GIỮ VÀ ĐỊNH ĐOẠT HÀNG HÓA

TÌNH HUỐNG NHƯ SAU:

Người bán hàng cho người mua hàng theo điều kiện CFR – Cost and Freight (cái này sau này mới biết, lúc ký hợp đồng tàu chủ tàu không biết đâu) tại cảng dỡ hàng với điều kiện hàng hoá phải được kiểm tra chất lượng tại cảng dỡ, nếu đạt mới nhập được. Thường thì đây là các loại hàng ít giá trị như cát, đá, quặng hoặc cũng có khi là than.

Khi thuê tàu tất nhiên chủ tàu đâu thể biết trước được các thông tin trên. Chủ tàu chỉ biết đưa tàu vào cảng lấy hàng, chở qua cảng dỡ. Qua đến cảng dỡ hàng, consignee cho người lên lấy mẫu test, hàng không đạt, consignee từ chối nhận hàng.

Trong khi người thuê tàu vẫn chưa trả tiền cước tàu (trước đó nhiều lần người thuê tàu nêu nhiều lý do để trả cước muộn).

Có tàu đã bị giam 3-4 tháng mà không thể có cách nào bỏ hàng xuống được, tàu bị giam hàng. Chính quyền cảng không cho dỡ hàng lên kho do hàng hoá phải cần một số thủ tục khác. Đem đi các nước khác cũng khó, gần như không thể.

Theo các bạn chủ tàu phải làm gì?

 THAM KHẢO GIẢI ĐÁP SAU:

Chúng ta có thể vận dụng điều 239 trong Luật thương mại năm 2005 (đang có dự thảo sửa đổi):

Điều 239. Quyền cầm giữ và định đoạt hàng hoá

  1. Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có quyền cầm giữ một số lượng hàng hoá nhất định và các chứng từ liên quan đến số lượng hàng hoá đó để đòi tiền nợ đã đến hạn của khách hàng nhưng phải thông báo ngay bằng văn bản cho khách hàng.
  2. Sau thời hạn bốn mươi lăm ngày kể từ ngày thông báo cầm giữ hàng hoá hoặc chứng từ liên quan đến hàng hoá, nếu khách hàng không trả tiền nợ thì thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có quyền định đoạt hàng hoá hoặc chứng từ đó theo quy định của pháp luật; trong trường hợp hàng hoá có dấu hiệu bị hư hỏng thì thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có quyền định đoạt hàng hoá ngay khi có bất kỳ khoản nợ đến hạn nào của khách hàng.
  3. Trước khi định đoạt hàng hoá, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phải thông báo ngay cho khách hàng biết về việc định đoạt hàng hoá đó.
  4. Mọi chi phí cầm giữ, định đoạt hàng hoá do khách hàng chịu.
  5. Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics được sử dụng số tiền thu được từ việc định đoạt hàng hoá để thanh toán các khoản mà khách hàng nợ mình và các chi phí có liên quan; nếu số tiền thu được từ việc định đoạt vượt quá giá trị các khoản nợ thì số tiền vượt quá phải được trả lại cho khách hàng. Kể từ thời điểm đó, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không phải chịu trách nhiệm đối với hàng hoá hoặc chứng từ đã được định đoạt.

(Đây là ý kiến cá nhân mình tìm hiểu và vận dụng, mong mọi người góp ý thêm)

Các bạn hãy LIKE và SHARE cho bạn bèn mình cùng tham khảo nhé!
TDGroup Logistics (sưu tầm)

QUYỀN CẦM GIỮ VÀ ĐỊNH ĐOẠT HÀNG HÓA