…
Đối với một chuỗi cung ứng kéo (pull supply chain), NHU CẦU THỰC TẾ từ khách hàng sẽ điều khiển cả quy trình này. Trong khi đó, với chiến lược đẩy (push strategies) cả quy trình sẽ được thực hiện dựa trên DỰ BÁO (forecast) VỀ NHU CẦU khách hàng. A. Hiểu về chuỗi cung ứng
– Chiến lược Push và Pull đều hoạt động bên trong chuỗi cung ứng
– 1 chuỗi cung ứng điển hình sẽ bao gồm 5 bước sau:
a. Sản phẩm sẽ bắt đầu từ nguyên vật liệu thô
b. Các nhà sản xuất sẽ biến chúng thành sản phẩm hoàn chỉnh
c. Bước thứ 3 được thực hiện khi thành phẩm được giao đến các cơ sở phân phối
d. Ở bước thứ 4, cơ sở phân phối sẽ đưa chúng đến tích trữ tại các cửa hàng bán lẻ
e. Sản phẩm được giao đến tay người tiêu dùng
B. Push Strategies (chiến lược đẩy)
– Đối với chuỗi cung ứng push-model, Nhu cầu dự kiến (projected demand) sẽ nắm vai trò quyết định.
Ví dụ: Áo ấm sẽ được ĐÂY xuống các nhà bán lẻ khi mùa hè kết thúc & bắt đầu của mùa thu đông.
– Để thực hiện push-system, các công ty cần phải có khả năng dự báo đối với chuỗi cung ứng của mình. Bởi vì các cty biết được điều gì sẽ xảy ra trước khi nó thực sự đến.
Điều này cho phép các cty lên kế hoạch sản xuất để đáp ứng nhu cầu & cho phép họ có đủ thời gian để chuẩn bị nơi để lưu trữ hàng hoá họ nhận được
C. Pull strategies (chiến lược kéo)
– Chiến lược này thường liên quan đến Just-in-time trong việc quản lý hàng tồn kho. Từ đó, giảm thiếu số lượng hàng lưu trữ & tập trung vào việc giao hàng đúng deadline.
Ví dụ: Với ngành công nghiệp bán máy tính trực tiếp, họ sẽ chờ đến khi nhận được đơn đặt hàng của khách hàng để bắt đầu quy trình sản xuất.
– Với chiến lược kéo, các cty sẽ tránh tốn chi phí vào việc giữ hàng tồn kho (carrying cost) nhưng lại không thể bán được.
– Tuy nhiên, mặt hạn chế chính là: Nguy cơ sẽ không có đủ hàng tồn kho để đáp ứng nhu cầu nếu như họ không thể sản xuất hàng kịp lúc.
D. Push/Pull strategies (Chién lược đẩy/kéo)
– Về mặt kỹ thuât, mỗi chuỗi cung ứng sẽ là một kết hợp giữa cả 2 (push & pull). 1 hệ thống dựa trên việc fully-push sẽ kết thúc tại các cửa hàng bán lẻ. Đây là nơi mà chúng sẽ đợi cho khách hàng “pull” khỏi kệ trưng bày
– Tuy nhiên, đối với một chuỗi cung ứng được thiết kế để kết hợp cả pull & push, điểm chuyển đổi thường là điểm ở giữa quá trình.
Ví dụ:
+ 1 công ty có thể lựa chọn để dự trữ thành phẩm tại các trung tâm phân phối của nó & chờ đến khi nhận được đơn đặt hàng từ KH mới giao sản phẩm đến cửa hàng