Thực trạng áp dụng quy tắc xuất xứ trong FTA tại Việt Nam

Theo thống kê, hiện nay chỉ có khoảng 30% doanh nghiệp Việt Nam tận dụng được các ưu đãi từ các FTA Việt Nam tham gia mang lại. Những con số thống kê trên có thể là chưa đầy đủ nhưng cũng phần phản ánh thực trạng áp dụng quy tắc xuất xứ của doanh nghiệp Việt Nam trong FTA.

áp dụng quy tắc xuất xứ

Lý do đơn giản là nhiều doanh nghiệp hiện nay không biết tới sự tồn tại của các ưu đãi FTA, thì một nguyên nhân trái ngược với điều đó chính là tính phức tạp và số lượng lớn các quy tắc trong các FTA mà các doanh nghiệp phải tuân thủ khiến họ ngần ngại khi tận dụng các ưu đãi từ việc áp dụng C/O mang lại. Chỉ những sản phẩm đủ tiêu chuẩn mới có thể được hưởng các mức thuế suất ưu đãi của FTA. Về cơ bản, chỉ những sản phẩm đáp ứng các quy tắc xuất xứ của một FTA mới có thể hưởng các mức thuế suất ưu đãi của FTA đó. Do vậy, doanh nghiệp xuất khẩu cần lưu ý nhà nhập khẩu thuộc quốc gia nào và phải hiểu rõ và tuân thủ những quy tắc này xuất xứ của quốc gia đó để tận dụng các ưu đãi trong các FTA.

Một lý do nữa khiến các doanh nghiệp không dùng ưu đãi của một FTA có thể là do tương quan giữa chi phí và lợi ích. Cơ quan hải quan ở nước nhập khẩu chỉ áp dụng mức thuế suất ưu đãi nếu hàng hóa đi kèm với một Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) cho biết nước xuất xứ của sản phẩm. Để có được C/O này, nhà sản xuất hay nhà xuất khẩu phải đảm bảo hàng hóa của họ đáp ứng các quy tắc xuất xứ phức tạp, chuẩn bị sẵn và lưu giữ các chứng từ liên quan và xuất trình kèm theo đơn đề nghị được cấp chứng nhận xuất xứ với cơ quan cấp C/O ở nước xuất khẩu.

Trong nhiều trường hợp, nhà xuất khẩu sau khi phải thực hiện nhiều việc để có được C/O phù hợp yêu cầu của FTA lại không được hưởng khoản tiền tiết kiệm được từ thuế nhập khẩu, mà người hưởng lợi lại là nhà nhập khẩu. Nếu nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu có quan hệ sâu, điều này không phải là vấn đề. Nhưng nếu giữa bên xuất khẩu và bên nhập khẩu không có mối quan hệ lâu dài  nào khác, điều này có thể trở thành chuyện khó xử lý do người bán hàng trên thực tế phải làm mọi việc nhưng lại không có lợi ích gì. Tuy lợi ích của người xuất khẩu là bán được hàng, nhưng nếu đơn hàng qui mô nhỏ thì không đủ thuyết phục để họ cất công và chịu chi phí thực hiện các công đoạn xin cấp C/O phức tạp phù hợp với yêu cầu của một FTA.

Các doanh nghiệp cũng có thể quyết định không sử dụng các FTA do những khó khăn gắn với việc sử dụng. Nhà nhập khẩu tuy tiết kiệm được thuế nhưng cũng phải chấp nhận một số rủi ro. Vì cơ quan hải quan cho phép các nhà nhập khẩu thông quan và áp dụng các mức thuế thấp hoặc bằng 0%, họ cần đảm bảo hàng hóa trên thực tế phải đáp ứng và tuân thủ các quy tắc của FTA. Điều này có thể thực hiện tại thời điểm mở tờ khai hải quan hoặc về sau (thậm chí sau một vài năm), chẳng hạn khi cơ quan hải quan thực hiện kiểm toán sau thông quan.

Dù việc sử dụng các FTA không phải khi nào cũng đơn giản, khoản chi phí tiết kiệm được nhờ không phải nộp (hoặc nộp rất ít) thuế nhập khẩu vẫn có thể lớn hơn những phiền toái hay gánh nặng phải tuân thủ các quy định của FTA đối với các doanh nghiệp. Điều này đặc biệt đúng trong trường hợp mức thuế suất thông thường đối với hàng hóa cao hơn đáng kể so với mức thuế suất FTA ưu đãi – nghĩa là việc tận dụng các FTA nhìn chung luôn có lợi cho các doanh nghiệp, ít nhất là trên khía cạnh thương mại. Ngoài ra, việc xác định xuất xứ có thể phục vụ những mục tiêu khác của nước nhập khẩu mà doanh nghiệp buộc phải tuân thủ (đặc biệt trong các trường hợp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ). Trong những trường hợp này, nếu doanh nghiệp hiểu biết về các nguyên tắc về xuất xứ trong các Hiệp định thì có thể bảo vệ lợi ích của mình nếu nước nhập khẩu vi phạm bằng việc khiếu nại trực tiếp hoặc thông báo cho Chính phủ để có phương thức bảo vệ thích hợp.

Nếu các doanh nghiệp có kế hoạch đáp ứng các yêu cầu xuất xứ nhằm giảm thiểu các vấn đề về không tuân thủ hiệp định cũng như tránh những rắc rối không đáng có với cơ quan hải quan để tận dụng các ưu đãi FTA cũng có thể là một phương án thay thế tốt cho các doanh nghiệp, muốn như vậy doanh nghiệp cần phải:

+ Tìm hiểu rõ thông tin về thị trường xuất khẩu và cách thức tận dụng các ưu đãi về thuế quan trong các FTA

+ Từng bước thay đổi mô hình quản trị truyền thống theo các tiêu chuẩn quốc tế như (nguyên tắc quản trị công ty của OECD)

+ Hệ thống và lưu trữ chứng từ sổ sách kế toán đáp ứng các tiêu chuẩn của nước nhập khẩu khi cần kiểm tra và xác minh.

+ Thực hiện quản lý và sử dụng lao độngtheo tiêu chuẩn SA8000

+ Bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất

+ Áp dụng các tiêu chuẩn quản lý như ISO …

Tóm lại, Việt Nam tham gia nhiều thể chế quốc tế đã mở ra cơ hội đối với các nhà xuất khẩu của Việt Nam ngày càng nhiều. Tuy nhiên, để được hưởng hợp pháp những ưu đãi này, doanh nghiệp Việt Nam cũng cần phải nâng cao năng lực hiểu biết và thực hiện theo đúng quy định về quy tắc xuất xứ hàng háo trong các FTA này. Đây cũng chính là cách thức hội nhập vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu một cách hiệu quả và bền vững nhất.

 

Tham khảo khóa học “CHUYÊN VIÊN XUẤT NHẬP KHẨU” tại Trung Tâm TDGroup: http://tdgroup.edu.vn/khoa-hoc-chuyen-vien-xuat-nhap-khau-thuc-te/

Nguồn: Biên tập và Tồng hợp – MV
Tài liệu tham khảo:
Tài liệu tập huấn về WTO và hội nhập kinh tế quốc tế cho cán bộ công chức của dự án BWTO
Một số nội dung về quy tắc xuất xứ trong TPP của Tạp chí Kinh tế Đối ngoại số 55
WTO, Hiệp định về Quy tắc xuất xứ (Agreement on Rules
MUTRAP 2011, Báo cáo đánh giá tác động của quy tắc xuất xứ trong các Hiệp đinh thương mại tự do của Việt Nam, Hà Nội.
Quy tắc xuất xứ của khu vực thương mại tự do ASEAN – ThS. Lê Minh Tiến, Khoa pháp luật quốc tế, trường Đại học Luật Hà Nội.
L
àm thế nào để khai thác cơ hội từ các FTA – Dự án Nâng cao năng lực quản lý và điều phối hội nhập kinh tế quốc tế, Ủy ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế.
Trang thông tin: trungtamwto.vn
Trang thông tin: ibla.org.vn