Có rất nhiều phương thức để các công ty áp dụng chuỗi cung ứng xanh và thực hiện nó cho công ty mình.Tuy vậy, có 1 công thức phổ biến:
Green Supply Chain = Green Purchasing + Green Manufacturing/Materials Management + Green Distribution/Marketing + Reverse Logistics.
1. Green Purchasing: Là hoạt động thu mua các sản phẩm có ít tác động đến sức khoẻ con người & môi trường sống, khi so sánh nó với các sản phậm & dịch vụ cạnh tranh phục vụ cho cùng 1 mục đích sử dụng.
Ví dụ: Tránh mua các sản phẩm chỉ sử dụng được 1 lần, mua các sản phẩm tiết kiệm năng lượng,…
2. Green Manufacturing/Materials Management: Cụm từ Green Manufacturing có thể được nhìn theo 2 phương diện
– Công ty sản xuất ra các sản phẩm “xanh” thân thiện với môi trường, đặc biệt là những sản phẩm được sử dụng trong hệ thống năng lượng tái tạo & các thiết bị công nghệ “sạch”
Ví dụ: Toyota đưa ra các loại động cơ giảm thiểu khí thải CO2
hoặc là
– Các công ty làm “green” bộ máy sản xuất của mình thông qua việc: Giảm ô nhiễm và chất thải bằng cách giảm thiểu sử dụng các tài nguyên cần thiết, tái chế và tái sử dụng những gì được coi là chất thải; giảm lượng khí thải trong sản xuất
Ví dụ: BMW hướng đến greening supply chain bằng các chương trình tái chế chất thải rắn (solid waste) & làm giảm nhu cầu về bãi rác (landiflls), sáng kiến bảo tồn nguồn nước giúp tiết kiệm 9,5 triệu gallon nước/năm.
3. Green Distribution: Bao gồm tất cả các hoạt động liên quan đến: Phương thức vận chuyển/chở hàng hoá giữa các nhà cung cấp & người mua với những tác động ít nhất đến môi trường sinh thái & xã hội, bao gồm toàn bộ quá trình phân phối, từ: Storage (lưu trữ), Order Processing (Xử lý đơn hàng), Picking (Lấy hàng), Packing (Đóng gói), Improved vehicel loading (cải thiện tải trọng của xe), giao hàng đến khách hàng.
Ví dụ: Alternative Fuels: Sử dụng các nhiên liệu thay thế khác ngoài xăng & dầu diesel để giảm thiểu việc ảnh hưởng đến môi trường.
– Alternative Routes: Thay vì sử dụng tàu của công ty để vận chuyển nhiên vật liệu, các doanh nghiệp có thể sử dụng các phương pháp thay thế như: sử dụng tàu hoả, kết hợp các chuyến hàng.
4. Reverse Logistics: là quá trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát một cách hiệu quả dòng chảy của nguyên liệu, bán thành phẩm và thông tin có liên quan từ các điểm tiêu thụ đến điểm xuất xứ với mục đích thu hồi lại giá trị hoặc xử lý một cách thích hợp.
Dòng logistics ngược được hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau như: thu hồi các sản phẩm không bán được để nâng cấp; thu hồi các sản phẩm có khuyết tật để sửa chữa; thu hồi sản phẩm đã sử dụng để tháo dỡ và tái sử dụng một phần; thu hồi và tái sử dụng bao bì…
Nguồn: Tổng hợp.