Hệ thống quản lí hàng tồn kho Just in time (JIT) là một hệ thống quản lý trong đó vật liệu hoặc sản phẩm chỉ được sản xuất hoặc mua khi có nhu cầu. Phương thức này ngày càng trở nên phổ biến trong những năm đầu thế kỷ 21 khi các nhà cung cấp và các nhà bán lẻ hợp tác để cố gắng kiểm soát chi phí hàng tồn kho trong khi vẫn đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
1.Mục đích
Hàng hóa được lưu kho trong thời gian dự kiến, tránh những tình huống trong đó hàng tồn kho vượt quá nhu cầu và tăng gánh nặng cho doanh nghiệp khi phải quản lý hàng tồn kho. Các nhà sản xuất sử dụng các quy trình Just in time muốn sử dụng nguyên vật liệu cho sản xuất ở mức độ đáp ứng phân phối hoặc bán lẻ theo yêu cầu nhưng không được vượt quá. Hàng tồn kho dư gây phát sinh không gian lưu trữ và chi phí quản lí.
2.Nhà sản xuất Just in time
Đối với các nhà sản xuất, sử dụng nguyên liệu và sản xuất các sản phẩm vượt quá những gì các nhà phân phối và bán lẻ yêu cầu có nghĩa là tăng lượng hàng tồn kho. Điều này đòi hỏi thêm không gian đòi hỏi chi phí và nhân viên hỗ trợ công tác lưu trữ, sắp xếp và lấy hàng hóa khi cần thiết. Ngoài ra, sản xuất dư thừa tăng nguy cơ các sản phẩm không mong muốn và doanh nghiệp buộc phải bán đấu giá hoặc cho thải hàng hóa dư thừa.
3.Bán lẻ Just in time
Về phía cầu, các nhà bán lẻ muốn chỉ có đủ hàng tồn kho để tránh thiếu hụt, phục vụ nhu cầu khách hàng. Tuy nhiên, có hàng tồn kho nhiều hơn đáng kể hơn cần thiết trên sàn bán hàng một lần nữa đòi hỏi không gian lưu trữ. Ngoài ra, các nhà bán lẻ cũng chi trả các tiện ích cho khu vực lưu trữ và nhân viên để sắp xếp và vận chuyển hàng tồn kho. Họ cũng phải giảm giá hàng tồn kho dư thừa khi nhu cầu thực sự giảm và thậm chí có khả năng vứt bỏ sản phẩm hết hạn.
4.Rủi ro
Nhiều nhà cung cấp và đối tác của các nhà bán lẻ xem Just in time như một hệ thống quản lý hàng tồn kho hiệu quả, điều này có lợi cho cả hai. Tuy nhiên, Just in time không phải là không có rủi ro. Các nguy cơ chính là một trục trặc đơn giản trong hệ thống cung ứng có thể gây ra tình trạng thiếu hụt hàng hóa trong kho. Một nhà cung cấp phải đối mặt với thời tiết hoặc giao thông vấn đề thất thường có thể trì hoãn việc giao hàng. Suy cho cùng điều quan trọng là hàng hóa đến được tay người tiêu dùng cuối cùng, thế nên hàng hóa phải được tính toán cẩn thận trong những tình huống bất ngờ như trên.
Nguồn: smallbusiness.chron.com
Biên dịch: Lê Trần Minh Hảo – UTLOGS CLUB