Nếu một Doanh nghiệp đang cân nhắc một sự thay đổi trong hệ thống hoạch định nguồn lực sản xuất từ một mô hình sản xuất truyền thống – sản xuất đẩy (Push Manufacturing) sang một mô hình sản xuất mới triển vọng hơn – sản xuất kéo (Pull Manufacturing) thì đây là một bài viết tham khảo, so sánh tính hiệu quả của hai mô hình sản xuất trên.
Giới thiệu chung:
Nền kinh tế bắt đầu tái tập trung, kéo theo các nhà sản xuất bước vào chung một quá trình tương tự. Ngày càng có nhiều nhà phân tích và các chuyên gia ngành công nghiệp đang viết về “nhà máy của tương lai” và viễn cảnh về những hệ thống có mô hình sản xuất theo nhu cầu có thể điều chỉnh tốc độ sản xuất và tiến độ sản xuất đúng thời gian trong khi vẫn đảm bảo quản lí những rủi ro không thể tránh khỏi một cách có hiệu quả.
Hiện nay, hệ thống hoạch định tài nguyên doanh nghiệp (ERP) và hệ thống hoạch định nguồn lực sản xuất (MRP) dựa trên mô hình đẩy đang gặp khó khăn khi hỗ trợ môi trường sản xuất tinh gọn (Lean Manufacturing) và sản xuất kéo (Pull Manufacturing) theo nhu cầu của khách hàng.
Trong khi các hệ thống mô hình sản xuất kéo (Pull Manufacturing) ngày càng khẳng định vai trò cầu nối giữa cái cũ và cái mới, chúng đòi hỏi sự thay đổi đáp ứng trong cả những lý luận triết học cũng như trong hệ thống công nghệ thông tin. Các hệ thống Kanban có vẻ như là một cách mang lại hiệu quả và không gây gián đoạn để thu hẹp khoảng cách cho những Doanh nghiệp khao khát kiểm soát được quá trình sản xuất chặt chẽ hơn bằng cách thực hiện hay mở rộng sản xuất dựa trên những nguyên tắc của sản xuất tinh gọn (Lean Manufaturing).
Đây là phần đầu tiên trong series tìm hiểu bản chất của hệ thống sản xuất kéo và đặc biệt là hệ thống Kanban. Trọng tâm của bài này là ở hệ thống, hoặc mức độ công việc, trong khi các bài tiếp theo sẽ xem xét lại hệ thống sản xuất kéo hay Kanban từ góc nhìn của một quản lý, khách hàng và đối thủ cạnh tranh.
Sự tương phản giữa mô hình sản xuất kéo và đẩy:
Sự tương phản giữa mô hình sản xuất kéo và đẩy khác nhau từ giai đoạn hoạch định. Trong khi mô hình sản xuất đẩy dựa trên môi trường MRP/ERP truyền thống, một kế hoạch được phát triển và “đẩy” xuyên suốt hệ thống. Giả thiết cho việc lập kế hoạch trong một môi trường sản xuất theo mô hình đẩy là tất cả mọi thứ vẫn không đổi; công ty có khả năng sản xuất sẵn, cùng với các nhân viên kiểm kê và hỗ trợ cho thực hiện kế hoạch. Tuy có vẻ chủ động, trên thực tế kế hoạch thường trở thành lỗi thời trước khi nó được thực thi vì nó có thể không dễ dàng phù hợp với những thay đổi trong điều kiện thị trường hoặc để điều chỉnh cho phù hợp với những biến đổi trong môi trường sản xuất.
Mô hình sản xuất kéo/Kanban được điều khiển từ một góc độ cấp cao, nhằm tập trung vào năng lực và lập kế hoạch tài liệu dựa trên nhu cầu của khách hàng thực tế. Các
giả định cho kế hoạch ở đây là các thiết kế của hệ thống được cân bằng theo nhu cầu đặt trên công ty. Vì vậy, trong khi hệ thống sản xuất đẩy đặt kì vọng trước trong quy hoạch và cứng nhắc trong thực hiện, hệ thống sản xuất kéo dựa trên tập trung vào việc thực hiện các đơn đặt hàng và được thiết kế đủ nhanh nhẹn để đáp ứng nhanh chóng với những thay đổi trong nhu cầu.
Nguồn: www.supplychain247.com
Biên dịch: Lê Trần Minh Hảo, UTLOGS CLUB