Những rủi ro chuỗi cung ứng có xu hướng gia tăng trong năm nay, dựa theo “Báo cáo hiểm họa toàn cầu 2016” của Diễn đàn kinh tế thế giới. Hơn nữa, mối liên hệ giữa những rủi ro này đang gia tăng mạnh.
-
Các nguyên nhân chính gây nên rủi ro chuỗi cung ứng:
Theo Nick Wildgoose – nhà lãnh đạo chuỗi cung ứng toàn cầu Tập đoàn Bảo hiểm Zurich, khi các nhà quản lý hậu cần kiểm tra tổng thể, các rủi ro chuỗi cung ứng dường như được nhân lên gấp bội. Wildgoose còn nhận xét thêm: “Sự thất bại trong nỗ lực giảm thiểu biến đổi khí hậu là nguyên nhân đứng đầu gây ra những hiểm họa toàn cầu. Ở một mức độ nào đó, biến đổi khí hậu có thể được xem như là một hệ quả của sự toàn cầu hóa, nhưng sau đó chính những chuỗi cung ứng toàn cầu ngày càng dễ dàng bị ảnh hưởng bởi những sự kiện biến đổi khí hậu”
Theo báo cáo trên, các cuộc di dân tị nạn quy mô lớn cũng xếp hạng top trong danh sách những hiểm họa tiềm năng, đồng thời cũng nguyên nhân gây gia tăng nhanh nhất những hiểm họa. “Điều này ảnh hưởng đến dòng chảy nhân tố lao động và chất xám, chúng cần phải được xem xét khi bạn trông mong vào khả năng phục hồi của tổng thể chuỗi cung ứng trong chính Doanh nghiệp của bạn.” Wildgoose cho biết.
Thêm vào đó, những cuộc tấn công mạng cũng được xem là một nguy cơ lớn. Nhiều cuộc tấn công có thể nhắm đến các nhà cung cấp chủ chốt, thường được cho là hệ thống có liên kết yếu trong bảo mật dữ liệu các Doanh nghiệp.
-
Phản ứng của các Doanh nghiệp với sự xuất hiện rủi ro chuỗi cung ứng:
Nhiều tổ chức có xu hướng để đối phó với các rủi ro chuỗi cung ứng trên một cơ sở tác động trở lại. Như “Báo cáo hiểm họa toàn cầu” chỉ ra, điều này không còn phù hợp. Nhà quản trị Logistics cần phải chủ động để đảm bảo rằng họ có thể đối phó thích hợp với tốc độ tăng của sự thay đổi và “kết nối” bản chất của rủi ro. Bên cạnh đó họ có thể tăng cường khả năng phục hồi chuỗi cung ứng bởi tôn trọng những sáng kiến mới.
Gắn mục tiêu chuỗi kinh doanh và cung cấp: Ví dụ, tài chính không nên được khuyến khích giảm nắm giữ hàng tồn kho nếu điều này gây ra sự gián đoạn hoặc tiếp xúc quá mức cho sản phẩm có lợi nhất của người gửi hàng.
Hộp đen suy nghĩ: Các tổ chức hàng đầu trong quản lý rủi ro chuỗi cung ứng có một nên tảng quản trị rủi ro khuyến khích sự minh bạch. Điều này có nghĩa là nhân viên sẵn sàng cởi mở chia sẻ sự kiện gián đoạn gây rủi ro chuỗi cung ứng để làm bài học chung, cùng được học hỏi và đưa ra những phương pháp khắc phục.
Xây dựng sự phát triển sản phẩm: Nhà quản lý phải đảm bảo kỹ thuật, phát triển sản phẩm, và các đội mua sắm của họ được tích hợp đầy đủ vào quá trình dịch vụ hoặc phát triển sản phẩm mới.
Hiểu mọi việc đều có rủi ro: Quản trị viên phải hiểu, ít nhất là trong điều kiện gần đúng mọi giá trị tổng thể đều tồn tại rủi ro. Rủi ro chuỗi cung ứng có thể được xem như một người giao hàng chuyển hàng đến một đất nước cực kì hẻo lánh, một đại điểm nhận hàng sai tương tự như cảng đầu mối hay trung tâm phân phối.
Liên kết trách nhiệm xã hội và rủi ro chuỗi cung ứng: Đảm bảo rằng có kế hoạch và hành động chung nơi thích hợp đối với các vấn đề bền vững chuỗi cung ứng. Ví dụ, các dịch vụ logistics và các đội phát triển bền vững cũng có thể làm việc cùng nhau để theo dõi thông lệ lao động trong chuỗi cung ứng.
Các vấn đề lập pháp: Pháp luật ngày càng phát triển để kiểm soát tính minh bạch và các vấn đề trong chuỗi cung ứng.
Nhu cầu tài nguyên: Cuối cùng, thiếu hụt hay khai thác quá mức nguồn nguyên liệu đầu vào có thể gián đoạn chuỗi cung ứng hoặc gây ra các vấn đề về danh tiếng của doanh nghiệp, gây thất thoát chi phí.
Nguồn: www.logisticsmgmt.com
Biên dịch: Lê Trần Minh Hảo, UTLOGS CLUB