Thanh Toán Quốc Tế Bằng LC

Thanh toán quốc tế hiện nay có vai trò rất quan trọng truong hoạt động ngoại thương của các nước nói chung và các doanh nghiệp xuất nhập Việt Nam nói riêng. Có rất nhiều phương thức thanh toán quốc tế đã ra đời và được áp dụng rộng rãi, một trong các phương thức được áp dụng phổ biến nhất vì là tương đối an toàn nhất đó là Thanh toán bằng hình thức thư tín dụng – Letter of credit.

Sau đây tdgroup sẽ giải thích thêm về các bên có thể có xuất hiện trong thanh toán LC (letter of credit)

THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG LC – NHỮNG BÊN LIÊN QUAN

Hình 1: Sơ đồ các bên cơ bản tham gia của phương thức thanh toán quốc tế

1/ NGƯỜI XIN MỞ THƯ TÍN DỤNG – APPLICANT (công ty Microsoft chẳng hạn): Là nhà nhập khẩu (hoặc đại diện nhà nhập khẩu), anh ta viết một đơn yêu cầu mở LC (kèm theo tiền ký quỹ là ngoại tệ – USD, EUR,…; nếu không có ngoại tệ thì tiền mặt hoặc ủy nhiệm chi + đơn xin mua ngoại tệ + phương án kinh doanh nhập à thể hiện lý do mua USD, EUR,… sau đó dùng tiền này ký quỹ ngân hàng) gửi lên ngân hàng mở LC để yêu cẩu mở một LC nhằm cam kết thanh toán tiến đối với người xuất khẩu.

2/ NGƯỜI HƯỞNG LỢI – BENEFICIARY (công ty TDgroup chẳng hạn): Là người xuất khẩu (hoặc đại diện của họ), anh này sẽ nhận LC từ ngân hàng thông báo và kiểm tra nội dung LC – nếu ổn và đáp ứng được thì chấp nhận LC và tiến hành giao hàng theo đúng yêu cầu được ghi trong LC (trong trường hợp điều khoản LC không phù hợp hoặc người xuất khẩu không thể đáp ứng được điều kiện quy định trng LC thì có thể yêu cầu báo nhà nhập khẩu để tu chỉnh lại LC). Và anh ta sẽ nhận được tiền hàng hoặc sự chấp nhận thanh toán tiền hàng từ ngân hàng Mở LC (cái này tùy vào điệu kiện về thời hạn thanh toán) nếu như anh ta xuất trình cho ngân hàng mở LC một Bộ chứng từ về hàng hóa phù hợp với những yêu cầu của LC.
Nhà xuất khẩu lưu ý khi xuất trình chứng từ phải theo mục thời hạn xuất trình chứng từ được quy định trên LC (nếu mục này để trống tức là nó quy định 21 ngày kể từ ngày giao hàng lên tàu và nằm trong thời hạn có hiệu lực của LC nhé các bạn)

3/ NGÂN HÀNG MỞ LC – ISSUING BANK/ OPENING BANK (ngân hàng American bank chẳng hạn): Đây là ngân hàng phục vụ cho người nhập khẩu, anh này có nghĩa vụ như sau:
a/ Mở một LC theo yêu cầu của người nhập khẩu (sau khi có ký quỹ), và gửi sang cho ngân hàng thông báo LC để gửi tới nhà xuất khẩu.
b/ Tu chỉnh (chỉnh sửa LC theo yêu cầu của người nhập khẩu – nếu có)
c/ Nhân và Kiểm tra chi tiết Bộ chứng từ do người xuất khẩu chuyển sang (thông quan anh ngân hàng thông báo LC), nếu Thấy phù hợp thì chuyển tiền cho anh xuất khẩu – nếu là trả ngay; ký xác nhận sẽ thanh toán cho anh xuất khẩu – nếu là trả chậm; hoặc từ chối thanh toán và trả lại Bộ chứng từ cho anh xuất khẩu và không thanh toán – nếu chứng từ bị sai (thông qua anh NH thông báo).

4/ NGÂN HÀNG THÔNG BÁO – ADVISING BANK (ngân hàng vietcombank chẳng hạn): anh này là ngân hàng phục vụ cho nhà xuất khẩu, làm nhiệm vụ:
a/ Nhận LC từ ngân hàng mở LC gửi sang (gửi điện tín theo hệ thống SWIFT – Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication (Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn thế giới), sau đó kiểm tra LC và Thông báo LC cho nhà xuất khẩu (gửi cho nhà xuất khẩu một thông báo LC và yêu cầu nhà xuất khẩu lên nhận LC về và đóng phí thông báo).
b/ Nhận bộ chứng từ từ nhà xuất khẩu, kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ, và có nhiệm vụ chuyển Bộ chứng từ hợp lệ này qua ngân hàng mở LC và yêu cầu thanh toán tiền hàng;
c/ Ngân hàng thông báo sẽ thanh toán tiền hàng hoặc không nhé các bạn (tùy vào quy định trên LC – mục ngân hàng trả tiền – Paying bank).

5/ NGÂN HÀNG XÁC NHẬN – CONFIRMING BANK (ngân hàng Vietinbank chẳng hạn): là anh ngân hàng đứng ra xác nhận lên LC nhằm bảo lãnh cho LC nếu như ngân hàng mở LC không hoặc không có khả năng thanh toán tiền hàng nếu người xuất khẩu trình một bộ chứng từ phù hợp với các quy định trong LC, thì ngân hàng xác nhận này sẽ đứng ra thanh toán số tiền này. Phí xác nhận này thường anh xuất khẩu trả (anh xuất khẩu có quyền chỉ định ngân hàng xác nhận này – thường là ngân hàng thông báo LC).

THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG LC – NHỮNG BÊN LIÊN QUAN

Hình 2: Sơ đồ các bên tham gia trong phương thức thanh toán LC khi có ngân hàng xác nhận xuất hiện

Ví dụ: Microsoft nhập khẩu kim loại quý từ Việt Nam thông qua đại diện người bán tại Việt Nam là TDgroup chẳng hạn.

  • Microsoft sẽ yêu cầu American bank mở 1 LC và gửi sang Vietcombank để thông báo tới TDgroup. Microsoft sẽ ký quỹ cho American bank
  • Nếu TDgroup chưa yên tâm thì tiến hành đề nghị cần có một ngân hàng đúng ra bảo lãnh cho thư tín dụng trên, và giới thiệu Vietinbank là ngân hàng bảo lãnh chẳng hạn. Lúc này, sau khi LC phát hành xong phải gửi Vietinbank xác nhận xong rồi mới gửi cho ngân hàng Vietcombank và thông báo tới TDgroup. Nếu sau này American bank không hoặc không thể thanh toán cho TDgroup thì Vietinbank sẽ đứng ra Thanh toán tiền hàng cho TDgroup. (trong trường hợp này Vietinbank phải có mối quan hệ với ngân hàng American bank nhé các bạn, không có thì chịu thua 100%)

6/ NGÂN HÀNG CHIẾT KHẤU BCT – NEGOTIATION BANK: là ngân hàng được chỉ định bởi ngân hàng mở LC đúng ra thanh toán cho người xuất khẩu nếu người xuất khẩu trình cho ngân hàng này một bộ chứng từ phù hợp vớ những quy định trong LC (nhớ phải được sự cho phép của ngân hàng LC mới thanh toán trước nhé). Trường hợp này khi điều kiện thời hạn thanh toán là thanh toán trả chậm.

Ngân hàng chiết khấu này là một ngân hàng bên nước xuất khẩu do ngân hàng LC chỉ định (có thể là ngân hàng thông báo LC hoặc ngân hàng xác nhận hoặc một ngân hàng thứ ba nào đó)

8/ NGÂN HÀNG TRẢ TIỀN – PAYING BANK: là ngân hàng sẽ đứng ra thanh toán cho người cuất khẩu hoặc đại diện của họ (ở đây là TDgroup) – ngân hàng này do ngân hàng LC quy định hoặc ghi rõ trong LC.

Ngoài ra, trên thực tế hoạt động thanh toán LC còn có một số trường hợp rất phức tạp đòi hỏi chúng ta phải có hiểu biết cũng như kiến thức vững vàng thì mới nắm được hết, tác giả sẽ gửi tới chúng ta một tình huống trong tương lai không xa và có thưởng hậu hĩnh cho những người tham gia trả lời hoặc trả lời chính xác. Kính mong quý độc giả đón xem nhé!!!

Ths. Mai Văn Thành
Giảng viên khoa KTVT
CEO TDgroup-Trung tâm đào tạo NNL Logistics Thành Đạt