Thị trường có định giá sai cổ phiếu cảng biển?

Triển vọng các năm tới của nhóm doanh nghiệp cảng biển là rất lạc quan nhưng định giá của cả nhóm lại thuộc nhóm có tốc độ tăng trưởng thấp hoặc không tăng trưởng.

Thị trường có định giá sai cổ phiếu cảng biển?

Theo một báo cáo gần đây của CTCK BIDV(BSC), nhóm cổ phiếu doanh nghiệp ngành cảng biển có hệ số P/E chỉ khoảng 7,4 thuộc nhóm có tốc độ tăng trưởng thấp hoặc không tăng trưởng. Tuy vậy, triển vọng tăng trưởng của nhóm cảng biến, đặc biệt là các cảng khu vực Hải Phòng lại rất khá quản trong các năm tới.

Ngành cảng biển sẽ tiếp tục hưởng lợi từ hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tăng trưởng cao nhờ việc ký kết các hiệp định thương mại tự do: FTA với Hàn Quốc, Liên Minh Kinh Tế Á Âu (EEU) cùng với triển vọng hoàn thành TPP trong thời gian tới sẽ thúc đẩy việc xuất khẩu trong các nhóm ngành chủ lực như dệt may, thủy sản, gỗ, da giày,…

Ngoài ra, xu hướng “Trung Quốc +1” đang tiếp tục diễn ra khi nhiều nhà sản xuất lớn ở Nhật Bản, Hàn Quốc, …  chuyển các đơn hàng sản xuất, nhà xưởng từ Trung Quốc sang Việt Nam nhằm đón đầu các hiệp định thương mại tự do cũng như tận dụng nguồn nhân công giá rẻ. Theo đó, nguồn vốn FDI chảy vào các lĩnh vực xuất khẩu sẽ gia tăng nhu cầu các dịch vụ kho bãi, bốc dỡ và vận chuyển.

Hiện tại, Chính phủ cũng đang đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng. Trong đó, việc xây dựng các tuyến cao tốc Hà Nội-Hải Phòng sẽ tiết kiệm chi phí và thời gian vận chuyển khi các xe có thể chạy thẳng tới các cảng tại khu vực Hải Phòng.

Đồng thời, việc bộ GTVT siết chặt tải trọng phương tiện tiện đường bộ cũng sẽ thúc đẩy nhu cầu vận tải bằng đường biển do giá cước vận tải đường bộ tăng cao. Mặc dù có thời gian vận chuyển lâu hơn, nhưng giá cước vận tải biển theo ước tính sẽ chỉ bằng 40%-50% vận tải đường bộ.

Cùng với các yếu tố trên, hiệu quả khai thác cảng có thể được cải thiện nhờ sự tham gia mạnh mẽ của khu vực tư nhân. Với tiềm lực tài chính lớn mạnh, trong các năm tới cơ sở hạ tầng cảng biển sẽ được đầu tư hoàn thiện và hiệu suất khai thác cảng sẽ được cải thiện.

Tuy vậy, cần lưu ý khó khăn của một số cảng khu vực Hải Phòng sẽ gặp phải khi cảng Lạch Huyện đi vào hoạt động. Dự kiến, cảng này sẽ đi vào hoạt động từ năm 2017, có khả năng tiếp nhận các tàu lớn 100.000 DWT và sẽ thu hút một lượng lớn các tàu nhờ vị trí rất thuận lợi khi nằm gầ n điểm hoa tiêu.

Theo ước tính của World Bank, việc sử dụng dịch vụ ở cảng Lạch Huyện có thể giúp các hãng tàu tiết kiệm khoảng 60% chi phí so với hiện tại nhờ loại bỏ được chi phí tàu gom và trung chuyển cho hàng hóa. Với sự xuất hiện cảng Lạch Huyện, cạnh tranh giữa các cảng trong khu vực Hải Phòng sẽ gia tăng đáng kể và cước phí vào cảng có thể giảm so với thời điểm hiện tại.

Với những đặc tính trên, bộ phân nghiên cứu của BSC cho rằng nhà đầu tư nên ưu tiên lựa chọn các doanh nghiệp cảng có vị trí nằm gần cửa biển hoặc các khu công nghiệp, chế xuất, có khả năng đón nhận các tàu có trọng tải lớn (>=20. DWT). Đồng thời, doanh nghiệp phải có khả năng tăng trưởng doanh thu thông qua việc mở rộng cảng hoặc đầu tư vào các dịch vụ kho bãi cùng với chính sách cổ tức tiền mặt cao và ổn định.

MAI HƯƠNG
Theo BizLive