Khái niệm Cầu lục địa (Transcontinental Bridges)
Với 2 đặc điểm chính sau:
- Thứ nhất, chỉ có một vận đơn được phát hành bởi người vận chuyển trên suốt hành trình.
- Thứ hai, hàng hóa nằm yên trong container – nghĩa là không trường hợp rút/đóng hàng trong lúc vận chuyển.
Phân loại Cầu lục địa (Transcontinental Bridges)
1. Landbridge – Phương thức phổ biến nhất.
Mô hình : Sea – Land – Sea
Hàng hóa được vận chuyển bằng đường biển qua đại dương đến cảng 1 lục địa thứ 2 => sử dụng phương thức đường bộ xuyên đất liền => Tiếp tục ành trình đường biển => Điểm đích.
Ví dụ 1: Vận chuyển lô hàng từ Kobe (Japan) => Hamburg
Kobe => Los Angeles => New york => Hamburg
Vận tải đường biển từ Kobe đi Los Angeles => Vận tải đường sắt từ Los Angeles đi New York => Vận tải đường biển từ New York đến Hamburg.
Ví dụ 2: Tuyến đường Viễn đông => Nga=> Châu âu
Qua Nga bằng đường sắt – Giảm khoảng cách tuyến đường từ 20100 km bằng đường biển xuống còn 13770 km bằng đường sắt qua Nga (Siberian Railway).
2. Minibridge – Trường hợp đặc biệt của Landbridge
Mô hình : Sea – Land – Port
Từ cảng nước thứ 1 => cảng nước thứ 2, bao gồm 1 chặng vận tải đất liền ở nước xuất phát / nước đến
Ví dụ : Vận chuyển lô hàng từ Mỹ => Netherlands
Vận tải đường bộ Cảng Seattle (USA) => New York
Vận tải đường biển New York => Rotterdam (Netherlands)
3. Microbridge
Giống như hình thức Mini Bridge, chỉ khác là nơi kết thúc hành trình là một trung tâm công nghiệp, thương mại trong nội địa
Ví dụ : Vận tải lô hàng từ Nhật bản đến Mỹ
Osaka => LA => Chicago
Vận tải đường biển : Osaka => Los Angeles => Vận tải đường bộ (sắt) : Los Angeles => Chicago
Logistics4vn biên soạn
Ảnh: NYK Lines, Irkust