Bốn yếu tố giúp sự phát triển liên tục của các chiến lược trong chuỗi cung ứng, sẽ hỗ trợ sự phát triển các chiến lược và cách tiếp cận giúp thúc đẩy việc quản lý có hiệu quả rủi ro, các mối quan hệ, và sự trao đổi.
Trụ cột 1: Nguồn nhân lực có năng lực:
– Việc có đúng người với đúng kỹ năng là bước đầu tiên tiến tới sự hoàn hảo trong chuỗi cung ứng.
– Những thành viên sáng giá sẽ là những người có cái nhìn rộng về các hoạt động kinh doanh cũng như chấp nhận quan điểm có tính quy trình đối với các công việc và hoạt động.
– Việc quản lý hiệu quả chuỗi cung ứng đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận kỹ thuật, mua hàng, logistics, nhà cung ứng, khách hàng và tiếp thị để kết nối các hoạt động và các dòng chảy của nguyên liệu. Không may là một mức độ nào đó của sự thiếu tin cậy lẫn nhau là đặc điểm của các mối quan hệ kiểu này trong tổ chức. Để làm tốt, một nhà quản lý chuỗi cung ứng cần phải kết nối các khoảng cách này để đảm bảo sự thông suốt.
– Các cá nhân có kỹ năng về quản lý chi phí cũng là nhân tố cực kỳ quan trọng trong quản lý chuỗi cung ứng. Khi mà các công ty đang miễn cưỡng tăng giá bán thì quản lý chi phí trở nên đặc biệt quan trọng đối với sự thành công dài hạn
=> Để tiếp cận với đúng kỹ năng cần thiết sẽ đòi hỏi một chiến lược nhân sự vững chắc bao gồm cả việc phát triển những nhân viên tài năng từ mảng chuỗi cung ứng, từ những phòng ban và thậm chí là từ các công ty khác, tuyển chọn những sinh viên ưu tú từ các trường đại học. Ngoài ra cần có chương trình đánh giá chi tiết kiến thức và kỹ năng nhân viên thường xuyên để có những chương trình đào tạo và huấn luyện phù hợp. Những nỗ lực này sẽ giúp đạt tới mục tiêu chung: đảm bảo rằng các thành viên tham gia đạt yêu cầu có thể hỗ trợ các đòi hỏi trong chuỗi cung ứng
Trụ cột 2: Sắp xếp cơ cấu tổ chức phù hợp:
Mặc dù thường hay bị bỏ qua, song thiết kế cơ cấu tổ chức đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hay cản trở việc đạt tới các mục tiêu của chuỗi cung ứng.
Thiết kế cơ cấu tổ chức là một quá trình đánh giá và lựa chọn những cơ cấu và hệ thống giao tiếp chính thức, mảng lao động, phối hợp, kiểm soát, phân quyền và trách nhiệm để đạt tới những mục tiêu của toàn bộ chuỗi cung ứng và của cả công ty.
Một vài nghiên cứu đã cho thấy có mối quan hệ rõ ràng hơn giữa hoạt động nhóm và việc đem hiệu quả cao hơn và thậm chí có nghiên cứu đã có những đánh giá định lượng về tác động của làm việc nhóm đến hiệu quả hoạt động của công ty. Do mức chi phí cao của làm việc theo nhóm, nên các công ty cần chọn lựa kỹ trước khi thành lập nhóm làm việc.
Trụ cột 3: Công nghệ thông tin (CNTT):
Chuỗi cung ứng cũng nên nắm bắt và chia sẻ thông tin trong toàn bộ phòng chức năng và bộ phận trong tổ chức trong những thời gian hữu dụng. Điều này bao gồm:
– Việc chuyển tin về vị trí của phương tiện vận chuyển thông qua hệ thống định vị toàn cầu
– Chuyển các yêu cầu về nguyên liệu thông qua hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử trên nền web
– Nắm bắt thông tin về nhu cầu và bổ sung bằng việc sử dụng công nghệ mã vạch, các thẻ nhận dạng bằng sóng Radio (RFID) cũng trở nên hữu dụng khi nắm bắt thông tin về dòng chảy nguyên liệu và sản phẩm.
Ví dụ: Hơn mười năm qua, ChevronTexaco đã chứng tỏ tác động to lớn của hệ thống chuỗi cung ứng trên nền tảng thông tin. Việc sử dụng hệ thống CNTT hiện đại mà có thể giúp cung cấp dữ liệu hữu dụng, công ty này đã chuyển từ mô hình kinh doanh dựa trên cung sang mô hình kinh doanh dựa trên cầu. Bộ phận marketing, logistics, lập kế hoạch chuỗi cung ứng, bộ phận lọc chế dầu đều sử dụng dữ liệu về cầu cung cấp từ các trạm xăng và điểm bán hàng cho khách hàng lớn khác.
Những dữ liệu này được sử dụng để lên kế hoạch lọc dầu, ra quyết định mua dầu và lên kế hoạch phân phối sản phẩm dầu thương mại. Việc chia sẻ thông tin này trong toàn bộ công ty đã cải thiện việc ra quyết định ở tất cả các điểm trong chuỗi cung ứng hướng đến khách hàng.
Trụ cột 4: Hệ thống đo lƣờng đánh giá đúng và hiệu quả:
Một hệ thống đánh giá và thước đo đúng đại diện cho trụ cột thứ tư giúp hỗ trợ cho sự thành công của chuỗi cung ứng. Đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong chuỗi cung ứng.
Tại sao việc đánh giá hiệu quả lại quan trọng?
– Đánh giá mục tiêu sẽ hỗ trợ cho việc ra quyết định dựa vào thực tế nhiều hơn, điều này là tiêu chí quan trọng trong quản lý chất lượng đồng bộ.
– Việc đánh giá là một cách lý tưởng để truyền đạt các yêu cầu đến các thành viên khác trong chuỗi cung ứng và thúc đẩy sự thay đổi và cải tiến liên tục.
– Việc đánh giá chuyển tải tới nhân viên những gì quan trọng bằng việc kết nối các yếu tố thiết yếu để đáp ứng yêu cầu khách hàng.
– Một quy trình đánh giá sẽ giúp công ty xác định liệu những sáng kiến mới có đáp ứng kết quả mong muốn.
Việc đánh giá có lẽ là công cụ duy nhất và tốt nhất để kiểm soát các yếu tố trong các hoạt động và quy trình của chuỗi cung ứng.
Kết luận:
Bốn trụ này hợp lại sẽ hỗ trợ cho sự phát triển không những chiến lược và cách tiếp cận để bắt đầu xác lập sự hoàn hảo trong chuỗi cung ứng. Nếu tổ chức không xây dựng và liên tục củng cố bốn trụ cột này, họ sẽ là kẻ đi theo sau mà thôi. Cuối cùng: Cả nhà quản lý trực tiếp và không trực tiếp quản lý chuỗi cung ứng cần phải đồng thuận về tầm quan trọng của bốn trụ cột này và cùng phối hợp đưa chúng vào thực tế.