KPIs là cách giúp cho các công ty có thể xác định số lượng các hoạt động kinh doanh của họ. Một công ty có thể thiết lập các mục tiêu kinh doanh cho một loạt các hoạt động, bao gồm bao bì và nhãn hiệu, và sử dụng KPIs để đo lường sự thành công tương đối của chúng. Phân tích KPIs có thể giúp ban quản lý phát hiện ra những thiếu sót trong đóng gói bao bì và dán nhãn hiệu đồng thời tìm hiểu xem quá trình hoạt động của họ hiệu quả như thế nào.
- Chỉ số chi phí
Doanh nghiệp có thể sử dụng KPIs để xác định giá thành chênh lệch trên bao bì và nhãn mác. Thực hiện quy trình giá thành định mức sẽ đảm bảo ban quản lý có các dữ liệu mà doanh nghiệp cần phải biết về các giá thành chênh lệch . Trong dự toán giá thành định mức, ban quản lý đặt ra những kỳ vọng về các chi phí vật liệu, nhân công và các chi phí hành chính mà họ sẽ phải chịu cho bao bì và nhãn hiệu. Trên thực tế, kế toán có thể đo lường kết quả thực tế và giúp bộ quản lý nhận diện những sản phẩm đa dạng về chi phí và lý do tại sao.
- Các chỉ số chất lượng
Cho dù một doanh nghiệp sử dụng thùng carton, hộp, ống bọc ngoài hoặc bao bì để đóng gói cho sản phẩm, thì họ cũng phải thể hiện tốt khâu đóng gói để có thể tạo ra được những sản phẩm mong đợi dành cho người tiêu dùng. Thiết kế bao bì và nhãn hiệu cũng là công việc để thực hiện các nỗ lực tiếp thị và thương hiệu. Một công ty có thể thiết lập KPIs cho các lỗi trong mã vạch, màu sắc hoặc bao bì phù hợp. Ban quản lý có thể phân tích số lỗi trên mỗi sản phẩm và bộ phận xác định vấn đề đó.
- Các chỉ số thời gian
Các công ty luôn muốn đưa sản phẩm được dán nhãn và đóng gói của mình ra thị trường càng sớm càng tốt. Ban quản lý có thể thiết lập các chỉ số thời gian hoạt động để tìm ra bế tắc trong việc thể thiết kế và sản xuất. Một công ty không ngừng đổi mới thiết kế bao bì mới có thể đo thời gian cần thiết để phê duyệt thiết kế nhãn hiệu mới so với nhãn hiệu của những năm qua. Công ty có thể phân chia các kết quả theo các phòng ban, chẳng hạn như thiết kế, quy phạm pháp luật và quy định để tìm ra thời gian lâu nhất.
- Chỉ số môi trường
Ngày càng có nhiều công ty quan tâm tới việc sử dụng các chất liệu thân thiện với môi trường cho bao bì. Các công ty thiết lập các chỉ số môi trường và tiêu chuẩn để họ có thể phục vụ cho mục đích tiếp thị. Ví dụ, một doanh nghiệp có thể đo lường tỷ lệ phần trăm của vật liệu tái chế trong từng sản phẩm, đo lường sự gia tăng trong việc sử dụng các vật liệu tái chế so với năm trước.
KIM CHI