Trung Quốc thoát kiếp gia công – nói dễ hơn làm

“Nhiều công ty có thể chết bất đắc kỳ tử nếu cố tình xây dựng thương hiệu cho riêng mình. Trừ phi nắm trong tay nhân tài và khối lượng tư bản đủ mạnh, mù quáng xây dựng thương hiệu riêng chỉ khiến công ty đánh mất khả năng cạnh tranh.” Một chủ doanh nghiệp Trung Quốc chia sẻ.

1200x-1-1465825172592-1465873354880-crop-1465873439332

Công nhân làm việc trong nhà máy thuộc tập đoàn vải sợi Ruyi Group. Ảnh: Qilai Shen/Bloomberg

Chen Jianhua là ông chủ một nhà máy vùng ngoại ô tỉnh Sơn Đông Trung Quốc. Cũng giống như bao doanh nghiệp sản xuất khác tại đây, anh mong muốn công ty của mình có thể nhảy vọt từ gia công hợp đồng đến tự phát triển sản phẩm.

Thách thức đặt ra cho anh Chen là nâng cấp sản xuất hoặc chịu bị cạnh tranh bởi những vùng sản xuất giá rẻ mới nổi như Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp khác trong vùng cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự, từ các nhà máy sản xuất tủ lạnh thuộc tập đoàn Haier đến xưởng sản xuất cotton thuộc tập đoàn vải sợi Shandong Ruyi.

Chính sách bảo hộ ngành xuất khẩu đã đưa Sơn Đông trở thành nền kinh tế tỉnh thành giàu thứ 3 của Trung Quốc chỉ đứng sau Quảng Đông và Giang Tô. Điều đó khiến nhu cầu xây dựng một sản phẩm có thương hiệu riêng càng cấp thiết.

“Dịch chuyển lên nấc cao hơn trong chuỗi giá trị chắc chắn là nhiệm vụ hàng đầu không chỉ riêng vùng miền Đông mà còn cả Trung Quốc.” Andrew Polk – Chủ nhiệm mảng nghiên cứu Trung Quốc tại Medley Global Advisors đồng thời là cựu nhân viên Kho bạc Mỹ nhận định. “Tuy nhiên, tăng trưởng nhờ sáng kiến thương hiệu là kiểu khó đạt được nhất và có thể khiến tốc độ tăng trưởng cả nước phải trả giá.”

Tỉnh Sơn Đông nhận được bảo hộ của chính phủ nhờ vị trí địa lý gần với Nhật Bản và Hàn Quốc. Hiện nay, tỉnh này đang cố gắng duy trì tốc độ tăng trưởng cao ở mức cần thiết để một lần nữa có thể bật xa như trước: từ nền kinh tế có thu nhập trung bình đến thu nhập cao. Theo nhà kinh tế từng đạt giải Nobel Michael Spence, trên thế giới chỉ có 5 nền kinh tế làm được như vậy trong đó có Đài Loan, Hong Kong và Singapore.

Khác với nhiều khu vực khác tại Trung Quốc vẫn phải vật lộn để thành lập những thương hiệu vùng, tỉnh Sơn Đông vốn sở hữu một nền tảng vững chắc với 3 trong số những cái tên danh giá nhất cả nước: nhà sản xuất thiết bị điện máy hộ gia đình Haier, Hisense và hãng bia Tsingtao.

Ngoài ra, Sơn Đông còn được thiên nhiên ưu ái ban tặng nguồn tài nguyên phong phú. Dầu mỏ và than đá tạo nên một ngành công nghiệp hóa chất rộng lớn. Khí hậu ôn hòa giúp hoạt động trồng trọt cây ăn quả, bông và cây thảo mộc phát triển tốt.

Thanh Đảo là thành phố giáp biển, nằm ở phía Đông Nam tỉnh Sơn Đông. Kể từ khi lễ hội bia hàng năm được biết đến rộng rãi, Thanh Đảo trở thành địa điểm hút khách du lịch. Cảng Thanh Đảo được xếp vào một trong những cảng chở hàng đông đúc nhất thế giới. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng tiềm năng của thành phố lại không thuộc top đầu trong bảng xếp hạng các thành phố Đại lục có tốc độ tăng trưởng nhanh do mức thu nhập đầu người vẫn còn thấp, ngành dịch vụ và bán lẻ bị tụt hậu.

Cách Thanh Đảo chỉ khoảng 5 giờ chạy xe, thành phố Tế Ninh mang một màu sắc mới mẻ. Thu nhập người dân ở đây đang tăng. Mọi người giờ có thể chi trả cho những cốc café chất lượng hơn. Eason Gao – năm nay 29 tuổi với 6 năm kinh nghiệm làm việc cho các nhà hàng và quán bar tại Thượng Hải đang dự định ra mắt chuỗi café Mr C với tham vọng sẽ là đối thủ của Starbucks.

Yên Đài cũng là một thành phố giáp biển thuộc tỉnh Sơn Đông. Ở đây nổi tiếng với nghề làm rượu vang. Ruffle là ông chủ của một cơ sở sản xuất rượu vang. Mỗi năm, vườn nho của ông sản xuất được khoảng 60.000 chai nhưng ông vẫn cảm thấy bị choáng ngợp sự đổi mới của các doanh nghiệp khác trong vùng nhất là nhà sản xuất thiết bị y tế dùng một lần Luye Pharma Group – công ty sản xuất dược phẩm.

Công nhân làm việc bằng những công cuj thô sơ tại vường nho thuộc thành phố Yên Đài, tỉnh Sơn Đông. Ảnh: Qilai Shen/Bloomberg
Công nhân làm việc bằng những công cuj thô sơ tại vường nho thuộc thành phố Yên Đài, tỉnh Sơn Đông. Ảnh: Qilai Shen/Bloomberg

Thay đổi để phát triển

Từ đầu năm 2016, Trung Quốc đã bắt đầu chuyển sang hướng phát triển dựa vào tiêu dùng trong nước và sáng tạo để cắt giảm năng suất ngành công nghiệp dư thừa như than, thép. Đồng thời hạn chế tăng trưởng GDP nhờ nợ. Trong bản kế hoạch 5 năm lần thứ 13 đến năm 2025 và bản đề án hành động “Made in China 2025”, nhiệm vụ đặt ra của Trung Quốc là tăng tốc động lực phát triển mới và nâng cao khả năng cạnh tranh trên toàn cầu của 10 ngành công nghiệp từ thiết bị máy móc, robot cho đến thiết bị y tế.

Kế hoạch chuyển đổi được áp dụng cho toàn bộ nền kinh tế, từ vùng than đá Sơn Tây đến công xưởng thế giới tưởng chừng như không thể ngừng sản xuất Quảng Đông. Những tỉnh mới nổi như Trùng Khánh lại rốt cuộc là người thắng cuộc.

3 ngọn cờ chủ lực tại tỉnh Sơn Đông cũng đang trong quá trình đổi mình.

Đối với Haier – nhà sản xuất thiết bị điện lạnh lớn nhất Trung Quốc, thuốc chữa “bệnh suy giảm” chính là đổi mới. Trước đây, chủ tịch Haier ra lệnh cho nhân viên đập vỡ tủ lạnh mà họ đã làm lỗi. Đó là hành động không thể tưởng tượng được đối với những người công nhân. Nhưng sau hơn 3 thập kỷ, chính vị chủ tịch cầm một chiếc rìu nhưng là để đưa Haier phát triển trên một tầm cao mới bằng cách cắt giảm nhân viên xuống còn khoảng 60.000 người. Ở thời điểm đỉnh cao nhân viên tại Haier còn lên tới 110.000 người.

Không chỉ tập trung vào sản xuất, từ năm 2013, Haier cũng hỗ trợ cho 180 công ty startups. 23 trong số đó đã nhận được vốn từ bên thứ 3. 12 công ty hiện có trị giá trên 100 triệu NDT.

Công nhân làm việc trong nhà máy thuộc tập đoàn Ruyi. Ảnh: Qilai Shen/Bloomberg
Công nhân làm việc trong nhà máy thuộc tập đoàn Ruyi. Ảnh: Qilai Shen/Bloomberg

 

Tập đoàn vải sợi Ruyi cũng đang thoát khỏi chiếc áo cũ. Năm ngoái, doanh thu của Ruyi là 40 tỷ NDT. Thay vì nhận hợp đồng gia công, Ruyi mua lại nhiều thương hiệu nước ngoài mà trước đó đã từng làm cho họ. Tháng 3, công ty này vừa tuyên bố sẽ mua một khối lượng cổ phần kiểm soát tại SMCP SAS – chủ sở hữu nhiều thương hiệu toàn cầu như Sandro. Năm nay doanh thu của Ruyi dự kiến sẽ tăng 50 tỷ NDT với với khoảng 1 nửa đến từ thị trường nước ngoài. Đến năm 2022, công ty đặt mục tiêu doanh thu 100 tỷ NDT với 60-70% đến từ các thương hiệu thời trang và doanh thu toàn cầu.

Giải thích tại sao Ruyi lại mua lại thương hiệu nước ngoài, đại diện công ty cho biết tập trung trước đây là nhắm vào thị trường đại chúng giá rẻ do đó việc tìm kiếm nhà thiết kế nổi tiếng ở Trung Quốc gặp khó khăn.

Phó giám đốc viện nghiên cứu Úc – Trung Quốc tại trường ĐH Công nghệ Sydney nhận định. “Những công ty như Haier và Ruyi có nguồn lực để làm R&D và quản lý rủi ro trong quá trình nâng hạng trong chuỗi giá trị. Nếu họ thành công thì sẽ là động lực lớn để các công ty khác noi theo.”

Kết lại bằng lời chia sẻ của anh Chen Jihua

“Sách giáo khoa dạy chúng tôi phải nói lời chia tay với sản xuất gia công để xây dựng thương hiệu riêng. Nhưng nói thì dễ hơn làm vì dù sao chúng tôi làm việc cũng là để sống. Điều đó có nghĩa là sản xuất gia công và xây dựng thương hiệu phải tồn tại song song với nhau trong một thời gian dài.” Anh chia sẻ.

Trí thức trẻ/CafeF