ỨNG DỤNG LOGISTICS VÀO VIỆC PHÁT TRIỂN MIỀN HẬU PHƯƠNG CỦA CẢNG BIỂN (CỤM CẢNG)

Hoạt động cảng biển có vai trò rất lớn trong nền kinh tế nói chung và đến một khu vực nói riêng – miền hậu phương của cảng biển (cụm cảng). Ngược lại, sự phát triển của miền hậu phương này cũng có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của cảng biển (cụm cảng). Vậy, việc ứng dụng logistics cảng (port logistics) để kết nối và phát triển mối quan hệ ràng buộc này theo hướng phát triển là rất cần thiết.

  1. Tổng quan về cảng – miền hậu phương của cảng (cụm cảng)

Có thể hiểu một cách thông thường: Cảng biển là nơi mà tàu biển ra vào, neo đậu, chuẩn bị công tác xếp dỡ hàng hóa, cung ứng nước ngọt – lương thực – nhiên liệu hoặc là nơi để trú ẩn …

 Ở góc độ vận tải người ta nói rằng: Cảng biển là một mắt xích của hệ thống vận tải hay là một khâu của hệ thống vận tải mà người ta nhấn mạnh thêm là khâu trọng yếu, và khâu này là khâu phức tạp nhất của hệ thống vận tải.

Những nhân tố liên quan đến việc ổn định và phát triển cảng (cụm cảng) gồm: trang thiết bị của cảng; cơ sở vật chất của cảng; luồng hàng đi qua cảng (miền hậu phương và miền tiền phương); cơ sở hạ tầng xung quanh cảng; chính sách quản lý của cảng và nhà nước; những hoạt động logistics….

Ở bài báo này, tác giả chỉ đề cập đến ứng dụng dịch vụ logistic vào việc phát triển vùng miền hậu phương của cảng (cụm cảng). Vậy, ta hiểu thế nào là miền hậu phương của cảng biển? Vai trò của vùng này đối với cảng như thế nào?

 Miền hậu phương của cảng là một khu vực địa lý xác định gắn liền với cảng bằng hệ thống vận tải nội địa (đường sông, đường sắt, đường ô tô …), nó là nơi trung

chuyển hàng hóa – đưa đến hoặc lấy đi khỏi cảng trong thời gian nhất định.

Miền hậu phương của cảng phân chia ra là: (xem thêm hình 1)

ỨNG DỤNG LOGISTICS VÀO VIỆC PHÁT TRIỂN MIỀN HẬU PHƯƠNG CỦA CẢNG BIỂN (CỤM CẢNG)

Hình 1: Sơ đồ biểu thị vùng miền hậu phương của một cảng

Miền hậu phương ổn định: là khu vực mà hàng hóa thu hút về cảng từ 80% trở lên và ổn định.

Vùng tranh chấp của cảng (với một cảng khác): là khu vực mà từ đó lượng hàng thu hút về cảng giảm đi và không ổn định

Vùng chết của cảng: là khu vực mà hàng hóa ở đó rất ít bị thu hút về cảng (lượng hàng về cảng hầu như bằng 0)

Vậy, vấn đề quy hoạch cảng ở đây đòi hỏi chúng ta phải chú ý đến khu vực miền hậu phương ổn định và thu hút hàng hóa của vùng tranh chấp càng nhiều càng tốt.

  1. Logistics và logistics cảng

Có rất nhiều khái niệm về thuật ngữ logistics, song để làm cho rõ và nhận biết được vai trò của Logistics, tác giả có đưa ra mô hình hóa về logistics và chuỗi cung ứng để chúng ta có thể hình dung một cách khái quát nhất về logistics và chuỗi cung ứng (hình 2).

7.2

Hình 2: Sơ đồ giúp phân biệt giữa Logistics và Supply chain

Còn logistics cảng (Port logistics) thì chúng ta nên hiểu như thế nào thì hợp lý? Hiện nay vẫn chưa có một khái niệm cụ thể nào về Logistics cảng, tác giả cũng đưa ra một khía cạnh để đặt vấn đề về logistics cảng như sau:

Logistics cảng là sự kết nối những hoạt động của cảng làm cho dòng chảy hàng hóa sao cho tối ưu khi qua điểm nút – cảng giữa hai miền tiền phương và miền hậu phương của nó.

Như vậy, theo cách đặt vấn đề trên thì ta có thể hiểu là những hoạt động của cảng làm cho hàng hóa lưu thông tối ưu nhất khi qua nó, đều có thể xem là hoạt động logistic của cảng. Hoạt động này có tác động rất lớn đối với sự phát triển cảng và đặc biệt đến sự phát triển miền hậu phương của cảng.

  1. Ứng dụng giải pháp logistic để phát triển miền hậu phương của cảng biển (cụm cảng)

Như đã khái niệm ở trên về vùng miền hậu phương của cảng biển và logistic cảng biển, miền hậu phương là một bộ phận không thể thiếu của một cảng biển (cụm cảng) vì nơi này là nơi cung cấp nguồn hàng hóa cho cảng và đây cũng là nơi tiêu thụ hàng hóa rất lớn thông qua cảng. khu

vực này càng năng động, càng phát triển thì hoạt động của cảng biển càng trở nên sôi động và tấp nập vì cung cấp và nhận thông qua cho khu vực này một lượng hàng hóa rất lớn. Điều này phản ánh một mối quan hệ 2 chiều rất rõ ràng và mật thiết. Đó là:

Kinh tế của miền hậu phương phát triển mạnh à nhu cầu xuất nhập hàng hóa lớn thì cảng phục vụ cho khu vực này sẽ hoạt động tấp nập, sôi động; ngược lại nếu cảng tổ chức tốt các hoạt động của mình để thông qua hàng hóa nhanh chóng mau lẹ thì thời gian lưu thông của hàng hóa sẽ được rút ngắn đáng kể, điều này giúp cho nhu cầu lưu thông hàng hóa của khu vực miền hậu phương được đáp ứng tốt à góp phần phát triển hơn nữa về tiềm lực kinh tế của miền này. Điều này có thể kết luận rằng, sự phát triển về cả kinh tế lẫn quy mô về lãnh thổ của vùng miền hậu phương của cảng (cụm cảng) có ảnh hưởng rất lớn đến sự hưng thịnh, sôi động của cảng (cụm cảng) và những hoạt động của cảng cũng tác động ngược trở lại đối với sự phát triển của vùng hậu phương này. Vậy những hoạt động logistic của cảng ở đây là gì?

Thứ 1: Dịch vụ cho tàu ra vào cảng: cơ quan hữu qua gồm cảng vụ, công an cửa khầu, biên phòng, lai dắt, hoa tiêu, an toàn hàng hải, … hoạt động này đòi hỏi phải nhanh chóng, an toàn và hạn chế tối đa thời gian chờ của tàu vào việc không làm hàng.

Thứ 2: Dịch vụ khai báo hải quan cho hàng hóa: chú trọng đến giải pháp thông quan điện tử, đẩy mạnh áp dụng hoạt động di lý hàng hóa về các kho ngoại quan hoặc về địa phương để khai báo tránh tình trạng quá tải.

Thứ 3: Dịch vụ kho bãi, đóng gói hàng hóa tại cảng, kho CFS và các khu cảng mở (mô hình thí điểm ở cảng Cát Lái)

Thứ 4: Tổ chức thu gom hàng (thành lập các tuyến vận tải nội địa), tiến hành giao nhận hàng hóa đến tận khách hàng – mô hình thành lập các tuyến vận tải thủy nội địa của Cảng Tân Cảng Sài Gòn về miền Đồng bằng Sông Cửu Long, hoặc các tuyến vận tải thủy mà công ty Gemadept đã thực hiện tuyến Tp.HCM – Phnôm Pênh (Campuchia).

Kết luận:    PCảng ≤ PCầu bến ≤ PL.hàng  => dấu “=”?

Vậy, Chúng ta cần phải tổ chức và phối hợp tốt các hoạt động trên của cảng, điều này giúp chúng ta nhận thức được vai trò của những hoạt động logistic cảng một cách rõ hơn, sao cho thời gian lưu thông của hàng hóa đi qua cảng phải là ngắn nhất à chi phí sẽ giảm và hiệu quả kinh tế sẽ cao.

Mai Thành – TDgroup!