CÁC ĐIỀU KIỆN TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ

Hoạt động thanh toán quốc tế là một khâu rất quan trong trong hoạt động ngoại thương của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, nếu hoạt động thanh toán quốc tế diễn ra trôi chảy, thuận lợi sẽ kích thích hoạt động Xuất nhập khẩu phát triển mạnh vì bán được hàng mà thu tiền vế nhanh chóng, tái sản xuất và xuất khẩu tiếp… điều này kích thích các doanh nghiệp xuất khẩu gia tăng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng quy mô sẩn xuất, đất nước sẽ phát triển. Tương tư cho hoạt động nhập khẩu, nếu hoạt động Thanh toán an toàn, nhanh chóng, uy tín, điều này giúp cho các đối tác nước ngoài hoàn toàn tin tưởng và nhiệt tình trong giao hàng hóa, thậm chí là cho trả chậm, hoặc chấp nhận chia nhỏ giá trị hợp đồng để thanh toán từng đợt…

 thanh toán quốc tế

a/ Điều kiện về tiền tệ

  • Hai bên mua và bán phải lựa chọn đồng tiền ghi sổ (Account currency), đồng tiền thanh toán (Payment currency)

      + Phải là đồng tiền tự do chuyển đổi và lưu thông rộng rãi (free convertible currency): USD, EUR, GBP, JPY, HKD, AUD,…

      + Đồng tiền ghi sổ và đồng tiền thanh toán có thể là một hoặc là 2 loại tiền khác nhau.

  • Đảm bảo tiền tệ (đảm bảo hối đoái – Exchange proviso clause)

      + Điều khoản bảo đảm bằng vàng – Gold clause

      + Điều khoản bảo đảm bằng ngoại tệ ­– Foreign currency clause

      + Điều khoản bảo đảm bằng rổ ngoại tệ – Basket foreign currency clause

b/ Điều kiện về thời gian thanh toán (payment time condition)

  • Trả ngay (Pay down)

      + Trả ngay khi nhận được hàng hóa và dịch vụ (Pd at sight after received goods)

      + Trả ngay khi nhận được bộ chứng từ hàng hóa do người bán gửi qua ngân hàng.

      + Trả ngay khi nhận được điện báo của người vận chuyển về việc đã nhận và xếp hàng hóa lên tàu.

      + Trả ngay khi người bán đã thực hiện xong nghĩa vụ gửi hàng tại cảng đi.

  • Trả tiền sau (after payment)

      + Trả sau một lần khi đáo hạn

=> Thời hạn được quy định trên Hối phiếu (Bill of Exchange – B/E). Mốc bắt đầu có thể là từ ngày ký phát B/E hoặc từ ngày người mua (hoặc đại diện) ký nhận B/E.

Ví dụ: Trị giá lô hàng ghi trong hợp đồng NT là 100,000$; bán chịu trong 90 ngày, lãi suất tín dụng thương mại là 0.3%/tháng (quy định trên B/E trả sau). Vậy trên BE và trên C/I sẽ ghi số tiền là 100,900$. Điều này có lợi cho cả bên mua và bán.

     + Trả sau nhiều lần

Người bán không lập B/E và người mua phải nhờ ngân hàng đứng ra bảo lãnh thanh toán trả chậm, hai bên sẽ quy định thời gian trả chậm.

Ví dụ: một lô hàng có giá trị 650,000$ được mua bán với hợp đồng trả chậm với thời hạn là 4 tháng, trong đó trả ngay khi nhận hàng là 50,000$. Mỗi tháng còn lại sẽ trả 150,000$, lãi suất tín dụng là 0.4%/tháng.

Hàng hóa gửi đi ngày 20/03/2008 và người mua nhân được BCT vào ngày 30/03/2008, việc trả tiền được tiến hành như sau:

Lần 1: ngày 30/03/2008 thanh toán 50,000$

Lần 2: ngày 30/04/2008 thanh toán 152,400$ (150,000$ + 600,000$x0.4%)

Lần 3: ngày 30/05/2008 thanh toán 151,800$ (150,000$ + 450,000$x0.4%)

Lần 4: ngày 30/06/2008 thanh toán 151,200$ (150,000$ + 300,000$x0.4%)

Lần 5: ngày 30/07/2008 thanh toán 150,600$ (150,000$ + 150,000$x0.4%)

  • Trả tiền trước (before payment)

Hình thức này là ứng tiền trước một phần hoặc toàn bộ rồi sau đó người bán mới giao hàng.

c/ Các ngân hàng phục vụ

    Là các ngân hàng mà các bên mua và bán tin tưởng và ủy thác cho các ngân hàng thực hiện dịch vụ thanh toán mà không phải lo sợ điều gì, những ngân hàng này thường là:

    + Những ngân hàng có mạng lưới rộng khắp trong và ngoài nước

    + Có quan hệ đại lý với nhiều ngân hàng trên thế giới

 thanh toán quốc tế

    + Ngân hàng có SWIFT code

    + Ngân hàng có kinh nghiệm và uy tín

d/ Phương thức thanh toán (payment method)

    + Phương thức tín dụng chứng từ

    + Phương thức nhờ thu

    + Phương thức chuyển tiền

    + Phương thức thanh toán CAD, COD,…

Mai Thành – TDgroup