Hoạt động bên trong kho hàng Amazon luôn bận rộn. Nhân viên liên tục di chuyển quanh một góc các kệ hàng để phân loại thả hàng vào những thùng vàng hoặc đen. Một cánh tay từ trên cao sẽ nhấc những thùng hàng nặng về những khu đóng gói. Và đội quân robot màu cam liên tục chạy dưới sàn để di chuyển những kệ hàng chất đủ loại sản phẩm từ những hàng bán chạy nhất cho tới lò vi sóng.
Amazon quyết định mua lại Kiva chỉ để phục vụ riêng Amazon, đồng nghĩa với việc chấm dứt bán sản phẩm của Kiva cho các nhà bán lẻ khác cần dựa vào chúng hoặc cho những doanh nghiệp kinh doanh kho. Khi hợp đồng chấm dứt, những khách hàng của Kiva sẽ phải tìm kiếm đối tác khác nếu muốn bắt kịp với nhu cầu tiêu dùng đang tăng trưởng với tốc độ chưa từng thấy. Vấn đề ở đây là họ sẽ không còn lựa chọn nào khác vì Kiva chính là đối tác duy nhất vào thời điểm đó.
Dù mất 4 năm nhưng cuối cùng đã có một số ít doanh nghiệp khởi nghiệp sẵn sàng thay thế Kiva cung cấp giải pháp robot tự động cho nhà kho. Robot Kiva của Amazon đã chứng minh công nghệ tự động hoá này hiệu quả hơn năng suất của tất cả các các nhân viên.
Amazon hiện có khoảng 30.000 robot Kiva đang làm việc tại khắp các nhà kho trên toàn cầu. Mục đích chính khi sử dụng Kiva chính là tiết kiệm tiền trong khi phải tăng tốc giao hàng cho người mua càng nhanh càng tốt. Đặc biệt trong lĩnh vực thương mại điện tử, tốc độ là yếu tố sống còn trong khi xây dựng hệ thống nhà kho hoàn thiện là điều rất phức tạp. Tự động hoá hoạt động bên trong nhà kho là điều bắt buộc phải làm. Nhờ tăng thêm số lượng robot Kiva, Amazon đã tiết kiệm được 20% chi phí hoạt động.
Theo ước tính của Deuchet Bank, một nhà kho mới có sử dụng robot Kiva có thể tiết kiệm 22 triệu USD chi phí hoàn thiện đơn hàng. Việc triển khai Kiva tới hơn 100 trung tâm phân phối còn lại của Amazon có thể giúp hãng tiết kiệm 2,5 tỷ USD.
Nhưng hiện tại, thực sự chỉ có Amazon là hãng bán lẻ áp dụng toàn diện công nghệ tự động, phần nào nhờ Kiva. Những hãng bán lẻ hàng đầu thế giới khác, bao gồm cả Wal-Mart, Macy’s hay Target tuy có áp dụng công nghệ robot nhưng vẫn phải dựa vào phương pháp cũ – sử dụng sức người với hàng loạt nhân viên nhặt hàng, đóng gói và di chuyển thùng hàng lên băng chuyền. Nhờ Bezos, thị trường giải pháp tự động hoá được mở rộng. Các công ty logistics bắt đầu thiết kế hệ thống tự động hoá cho riêng mình và những kỹ sư tham vọng đã nhìn ra thị trường tiềm năng. Thậm chí, có hẳn một startup do cựu nhân viên Kiva sáng lập. Cuộc đua tự động hoá bắt đầu.
Cuộc đua tự động hoá
Trước khi Amazon mua lại Kiva Systems, nhiều công ty logistics đã phụ thuộc vào công nghệ của Kiva. Quiet Logistics đã xây dựng nhiều hệ thống phần mềm tương thích với robot Kiva nhằm nâng cao hiệu năng phân phối hàng hoá cho những hãng bán lẻ như Zara, Gilt, và Bonobos tại Mỹ. Nhưng Amazon đã làm thay đổi cục diện. Thay vì tiếp tục bán sản phẩm của Kiva cho các khách hàng, Amazon đã giữ Kiva cho riêng mình.
Vào đầu năm 2014, Quiet Logistics đã đi tới một quyết định lớn. Thay vì sử dụng công nghệ của một ai đó, công ty sẽ tự phát triển hệ thống riêng. Trong hai năm, Locus được đưa vào sử dụng và trờ thành sáng kiến của Quiet Logistics. Vào tháng 5 năm nay, Quiet Logistics đã gây được 8 triệu USD tiền đầu tư vào sản phẩm này.
Robot Locus hiện đang hoạt động khắp các nhà kho của Quiet Logistics nhưng công ty đã ký ba hợp đồng với các hãng bán lẻ lớn để thử nghiệm công nghệ này. Công ty cũng có kế hoạch đưa robot Locus vào hoạt động tại hơn 10 nhà kho nhác trong năm tới.
Robot của Locus có kích cỡ nhỏ hơn robot Kiva và có một trục thẳng hướng lên trên để đỡ những kệ đầy hàng hoá. Nhờ có thêm một màn hình cảm ứng gần bánh xe nên robot này có thể nói cho nhân công biết nó cần gì. Nhân công tại nhà kho chỉ cần đứng ở một khu cụ thể, lấy hàng từ giá và để Locus chuyển tới địa điểm khác. Nhờ vậy, có thể tiết kiệm sức lao động của người lao động thay vì di chuyển nhiều cây số trong ngày. Đây cũng là ví dụ cho thấy con người và máy móc có thể phối hợp nhịp nhàng.
Ngoài Quiet Logistics, một số công ty khác tại Mỹ và châu Âu cũng đang nghiên cứu công nghệ tự động hoá nhà kho. Một số đã ra mắt những loại robot tương tự như Fetch Robotics hay Harvest Automation. Và còn rất nhiều sản phẩm khác đang trong giai đoạn thử nghiệm với mục đích sáng tạo những robot với kỹ năng khéo léo có thể tự lấy đồ từ giá. Rõ ràng, Kiva đã mở ra một một thị trường cạnh tranh khốc liệt nhưng cũng đầy tiềm năng.
Amazon không hề ngồi im
Trong cuộc đua trên thị trường công nghệ tự động hoá, rõ ràng Amazon không hề ngồi im sau khi mua lại Kiva. Nếu như một nhà kho nào đó có hiệu năng tốt nhất, đó phải là Amazon. Phòng nghiên cứu công nghệ robot tự động của Amazon tại North Reading, xung quanh là những hãng điện tử, công nghệ và dược phẩm lớn.
Hiện Amazon đang tập trung nghiên cứu công nghệ tự động phân loại tất cả hàng hoá với hy vọng cắt giảm chi phí và tăng tốc độ hoàn thiện đơn hàng. Cùng với Kiva, vẫn đang tìm cách tự động hoá các hoạt động diễn ra tại nhà kho. Và những loại robot mới sẽ sớm được ra mắt công chúng. Ngoài ra, CEO của Amazon cũng từng tiết lộ khoảng 1.000 nhân viên đang nghiên cứu một loại trí thông minh nhân tạo mà theo ông có thể được giới thiệu trong vòng 20 năm tới.
Ưu thế nhưng cũng là mối đe doạ
Mặc dù giải pháp tự động hoá có nhiều ưu thế vượt trội nhưng cũng là mối đe doạ ngày ngày càng lớn với lực lượng lao động. Theo dữ liệu điều chỉnh theo thời vụ của Cục thống kê lao động Mỹ, có 856.000 lao động làm việc tại các kho hàng trong tháng 5. Lương trung bình của mỗi lao đông vào khoảng 12 USD một giờ. Mức lương tối thiểu vẫn đang được xem xét và khi được ban hành sẽ đẩy chi phí tiền lương tăng cao hơn, đặc biệt tại những địa điểm gần trung tâm thành phố – nơi thuận tiện đặt kho hàng do nhiều hãng bán lẻ muốn chạy đua với Amazon khi cam kết giao hàng trong ngày.
Đầu tư vào tự động hoá có thể tiêu tốn một khoản chi phí không nhỏ nhưng sẽ được ghi nhận vào chi phí nhân công. Nhưng về mặt lâu dài, robot tự động không những giúp cắt giảm chi phí nhân sự mà còn giúp doanh nghiệp tránh khỏi tình trạng thiếu hụt lao động, một điều luôn xảy ra vào mùa cao điểm như Giáng sinh. Robot không những cải thiện tốc độ, chính xác và tận dụng khoảng không hiệu quả khi mức tăng trưởng của thương mại điện tử cũng đẩy chi phí cho thuê thương mại tăng theo. Đây chính là lý do nhiều công ty đang triển khai những những dự án tự động hoá nhà kho trên quy mô lớn, bao gồm cả Walmart.
Tất cả những công nghệ nêu trên đều hứa hẹn nhưng hiện không vượt quá hoạt động tay chân của người. Các công việc giao quà, kiểm tra hàng hoá, … luôn đòi hỏi sự xuất hiện của con người để đảm bảo sự chính xác trong công việc. Ngay cả khi có những hệ thống có thể nhặt hàng từ kệ, vẫn cần có yếu tố con người xếp hàng vào kệ để một cách chính xác để các robot có thể tìm đúng sản phẩm.
Khoảng một nửa nhân công trong các nhà kho chỉ di chuyển quanh những kệ hàng, làm những công việc lấy hàng và xếp hàng – tương tự như việc bổ sung hàng vào giá ở các siêu thị. Tuy nhiên, đây lại là công việc rất vất vả khi nhân viên thường phải đi bộ nhiều km mỗi ngày. Sự hiện diện của các robot với công nghệ ngày càng được cải tiến sẽ là mối đe doạ lớn nhất đến tới khả năng mất việc của những nhân viên đang làm việc tại các kho hàng, đặc biệt tại những nhà kho xử lý đơn hàng thương mại điện tử với lượng hàng tồn kho khổng lồ và hoạt động đóng gói phức tạp.
Nhật Linh
Người Đồng Hành