Logistics – học gì và làm gì? (Kỳ 2)

Kỳ 2: TÍch lũy kiến thức – bao nhiêu là đủ?

Cùng lâm vào cảnh như bao nhiêu ngành Đại học khác ở Việt Nam, kiến thức được học ở trên trường, kể cả một môn học mới lạ như logistics, thường bị đánh giá là “cao siêu” và “khó ứng dụng vào thực tế”. Chúng ta có thể thấy nhan nhản trên báo đài, các nội dung như là: “chỉ áp dụng được 20% kiến thức trên đại học” “mọi sinh viên khi đều phải được huẩn luyện lại”.v.v.

Vậy, liệu các kiến thức từ 4 năm ĐH, 3 năm CĐ, và nhiều tháng tham gia các chương trình đào tạo ngắn-dài hạn, có thực sự bổ ích, thực sự giúp cho các sinh viên mới ra trường dễ dàng kiếm được việc, và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao?. Câu trả lời là “có, tất nhiên là có”. Nhưng, xét qua cũng phải xét lại, với một ngành logistics mới nổi như ở Việt Nam, hiện chúng ta vẫn nằm trong giai đoạn “manh nha” và “tiềm năng phát triển”, các kiến thức trên trường đa phần được lấy, biên soạn lại từ các giáo trình nước ngoài (trừ 1 số ngành lấy thông tin từ thực tế) nên do đó phần lớn khó áp dụng vào trình độ cơ sở vật chất – kỹ thuật ở Việt Nam.

Vậy, có phải chăng chúng ta đã phí khoảng thời gian trên giảng đường thế không? Chắc chắn là không. Thời gian học đó tuy dài, nhưng nó sẽ mang lại cho ta 1 cái nhìn toàn cảnh, đồng thời một khối lượng kiến thức được sắp xếp 1 cách logic, mặc dù chỉ áp dụng được 1 phần nhỏ ngoài thực tế.

VD: Ở trường, các bạn được học tới 13 điều kiện thương mại điện tử Incoterm. Nhưng khi ra làm, nhiều nhất các bạn gặp là khoảng 3 điều kiện (FOB CIF CNF). Nhưng, các bạn có thể dễ dàng nhận biết được điểm mạnh / điểm yếu của từng điều kiện, và có thể mở rộng ra thêm các điều kiện cùng nhóm để phân tích, đưa ra các sáng kiến, giải pháp … Điều mà những nhân viên làm việc lâu năm, vì đã quá “lờn” với những rập khuông, khó phát huy hết được.

Một ví dụ điển hình khác là, khi các bạn được học định nghĩa logistics ở trường, nó được định nghĩa như là một sự tối ưu hóa, một hoạt động hữu ích, có thể được áp dụng ở tất cả các hoạt đọng. Tuy nhiên, khi vào ở các công ty sản xuất, chuỗi cung ứng lớn, Logistics lại trở thành một phần nhỏ trong một chuỗi, nó chỉ có mặt ở: vận tải, kho hàng, xếp dỡ.

Đó là ở phần kiến thức căn bản, còn đối với Anh văn, hàng chục cấu trúc các bạn được học ở trong trường, bao nhiêu điều kiện, ngữ pháp khó … Tất cả đều chỉ áp dụng được 1 phần vào giao tiếp hàng ngày, các email công việc. Nhưng đừng vì thế mà coi thường nó, Anh văn tuy chỉ sử dụng hạn chế ở giao tiếp và mail, nhưng nó bắt buộc bạn phải nắm được nội dung chính của vấn đề, mặc cho rất nhiều từ ngữ chuyên ngành, các ngữ cảnh, từ lóng … Và rất nhiều trường hợp, phải hiểu nhanh, không có thời gian mà tra anh Google. Có thể hiểu như “Một nghề cho chín còn hơn chín nghề”, mọi áp lực có thể được giảm bớt nếu bạn đầu tư thời gian học thích hợp ở trường. Và qua kinh nghiệm của Mr.Lo, thì với AV không đòi hỏi trình độ “academic” như ở ngành logistics thì TOEIC thật sự rất thực tế đối với các công việc hàng ngày của 1 nhà logistics (hiện Mr Lô đã thêm bộ AV TOEIC từ cơ bản đến nâng cao trong thư viện)

Nhưng không vì thế mà các bạn bị giới hạn khả năng phát triển của mình, chỉ cần học những gì làm thôi là đủ, một khi các bạn đã có kiến thức vượt trồi hơn so với những gì thực tế đang có, đó chính là một con đường phát triển sự nghiệp rộng mở của mình. Vậy nên, đừng ngại tích lũy kinh nghiệm, nhất là những gì “không sát thực tế” vì nó không chỉ là điểm mạnh của bạn so với số đông, và còn là con đường dẫn tới thành công của mình

Mr. Lô