Đã bao lâu rồi bạn chưa đi chợ?
Với những người trẻ thì đi chợ dường như là điều xa lạ, còn đối với các bà nội chợ lâu nay tuy đó đã là chuyện thường nhật, nhưng nếu để ý kỹ thì chúng ta cũng sẽ thấy những chuyển dịch âm thầm trong thói quen này.
Liệu rằng, mô hình chợ truyền thống có thực sự phát triển bền vững và thu hút người nội trợ trước những thách thức đến từ các mô hình phân phối, bán lẻ hiện đại, sự phát triển không ngừng của cơ sở hạ tầng, mỹ quan đô thị, hay đơn giản hơn là từ chính trong nhận thức người tiêu dùng.
Dưới đây Bác Lô sẽ liệt kê ba thách thức tiêu biểu mà mô hình chợ truyền thống đã và đang gặp phải.
1. Vệ sinh an toàn thực phẩm:
Nếu trên đây là hình ảnh mà bạn thường nhìn thấy khi bước vào chợ thì điều đó chứng tỏ việc vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm không chỉ diễn ra tiêu biểu ở một vài khu chợ. Mặc dù thông tư về ATVSTP đã được đưa vào áp dụng và triển khai từ năm 2012 tuy nhiên chỉ đếm trên đầu ngón tay những sạp hàng tuẩn thủ theo quy định.
Đây là một trong những trở ngại đầu tiên của chợ truyền thống gặp phải khi gần đây ý thức của người nội trợ đã thay đổi rõ rệt trước những vi phạm tràn lan về ATVSTP tại chợ truyền thống, nhiều bà nội trợ vì sức khỏe của cả gia đình đã thay đổi thói quen chuyển sang mua sắm tại siêu thị, nơi tạo được sự yên tâm hơn về ATVSTP cũng như mức độ tiện lợi ngày càng được cải thiện.
2.Cạnh tranh đến từ mô hình phân phối hiện đại
Thống kê cho thấy hàng tiêu dùng qua chợ truyền thống hiện vẫn trên 70%. Các siêu thị, trung tâm thương mại hay kênh bán hàng hiện đại chỉ chiếm 30% với khoảng 800 siêu thị, 160 trung tâm thương mại…, trong đó nước ngoài chỉ chiếm 9,3% kênh này.
Nguồn: Tapchibanle.org
Mặc dù thị phần của mô hình chợ truyền thống vẫn đang chiếm áp đảo nhưng trước những thương vụ mua bán của các nhà đầu tư trong và ngoài nước gần đây đang thể hiện sự bủng nổ của mô hình phân phối hiện đại. Dự kiến năm 2020, 40% hàng hóa sẽ đi qua kênh phân phối hiện đại, gây lên sức ép cho quy mô hoạt động của chợ sẽ bị thu nhỏ. Thêm vào đó, nhưng hàng hóa nội địa hiện đang được phân phối chính ở chợ truyền thống sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt của hàng hóa ngoại nhập, chất lượng cao và giá cả phải chăng.
3.Mỹ quan đô thị
Điểm cốt lõi của mô hình chợ truyền thống là nơi tụ họp các tiểu thương, giao lưu giữa người mua và bán, đồng thời thể hiện lối sống, văn hóa của khu vực. Tuy nhiên tồn tại những quản lý yếu kém dẫn tới sự mất vệ sinh cộng đồng chung, gây ô nhiễm, ồn ào và cản trở giao thông. Điều này dẫn khiến chợ truyền thống đang đi ngược lại sự phát triển chung của toàn xã hội.
Đã có những hành động đến từ phía chính quyền nhằm chuyển đổi cải tạo hệ thống chợ truyền thống sang mô hình chợ kết hợp với trung tâm thương mại nhằm bắt kịp sự phát triển chung của nền kinh tế, xã hội.
Tuy nhiên qua những kinh nghiệm và thực tế cho thấy rằng, việc hiện đại hóa chợ truyền thống có thể giải quyết được bài toán mất mỹ quan đô thị nhưng chưa chắc đã mang lại hiệu quả và lợi ích chung.
Điển hình là mô hình chợ Hàng Da – Hà Nội sau khi chuyển đổi mô hình 8 năm nay nhưng vẫn đang loay hoay tìm cách giải quyết việc vắng bóng người bán, người mua; đồng thời bộc lộ nhiều bất cập đã khiến các nhà chức trách quay lại câu hỏi ban đầu:
Vậy đâu là hướng đi đúng cho mô hình chợ truyền thống?
Nam Phương