NHỮNG ĐIỀU SẾP CẦN NHẤT Ở “NHÂN VIÊN THỰC THỤ” LÀ GÌ?

1. Học hỏi

Việc tạo mối quan hệ với sếp rất quan trọng, đặc biệt là khi bắt đầu môi trường làm việc mới. Khi sếp đưa cho bạn nhiều thông tin và đặt ra nhiều câu hỏi, nếu bạn không hiểu thì đừng im lặng, hãy hỏi tất cả những vấn đề khúc mắc, sếp sẽ không ngần ngại hướng dẫn cho bạn, thậm chí anh ta còn đánh giá bạn là một người chịu khó học hỏi.

2. Biết lắng nghe

Mọi sếp đều đánh giá cao nhân viên biết lắng nghe tích cực. Khi sếp yêu cầu bạn bất cứ một công việc gì, hoặc gợi ý cho bạn cách để hoàn thành công việc tốt hơn, hãy thể hiện rằng bạn đang rất lắng nghe và hiểu những gì sếp nói.

ky_nang_hoc_hoi

Tinh thần hợp tác với đồng nghiệp

 

3. Tinh thần hợp tác

Khi sếp hay đồng nghiệp có một ý tưởng mới, hãy trả lời và đóng góp ý kiến có tính xây dựng thay vì chê bai hay phủ nhận.

4. Xây dựng mối quan hệ

Bạn sẽ để lại ấn tượng và hình ảnh tốt đẹp với sếp nếu bạn có mối quan hệ tốt với các đồng nghiệp của mình, dù là trong hay ngoài công ty.

5. Hiểu và chia sẻ với sếp

Mọi sếp không chỉ muốn nhân viên hoàn thành tốt công việc mà còn muốn nhân viên đó hiểu, chia sẻ và đồng cảm với anh ta những lúc gặp khó khăn.

6. Học phong cách của sếp

Nếu sếp của bạn lặp đi lặp lại nhiều lần rằng anh ta không thích ai làm phiền vào buổi sáng thì bạn cũng không nên đưa bản báo cáo hay đột ngột vào văn phòng của anh ta và trình bày một dự án mới.

7. Hiểu được yêu cầu của sếp

Khi làm việc với sếp, bạn cần phải hiểu nhanh được yêu cầu công việc hoặc nhiệm vụ mà sếp của bạn giao cho bởi chẳng có một vị sếp nào lại muốn nhân viên của mình hỏi đi hỏi lại vấn đề mà anh ta vừa đưa ra cả.

8. Nghĩ vấn đề tích cực

Mọi việc không phải lúc nào cũng suôn sẻ và thành công như bạn nghĩ, song luôn nghĩ vấn đề tích cực và lạc quan trong công việc là điểm mà sếp nào cũng thích ở nhân viên.

9. Nhìn xa vấn đề

Nếu bạn nghĩ rằng ý tưởng của sếp không có tính thực tế thì đừng có lờ nó đi, hãy thảo luận vấn đề xa hơn một chút, suy nghĩ chính chắn và đóng góp ý kiến tích cực, phân tích xem nó đúng và sai ở điểm nào.

10. Tận tâm với công việc

Tranh luận với sếp để “mặc cả” công việc không phải là một chiến lược tốt. Hãy thể hiện sự nhiệt tình của bạn đối với công việc, và sự đóng góp hết mình cho công ty. Và điều đó cũng cho sếp thấy rằng bạn là một người không ngừng nỗ lực và phấn đấu để được thăng chức./.