Thay đổi tư duy – mấu chốt đột phá bản thân

Cuộc sống bao gồm 10% những gì xảy ra và 90% phản ứng của bạn với những thứ đó. Thành công luôn bắt đầu từ tư duy và thái độ, đó là một điều chắc chắn.

Đã bao giờ bạn tự hỏi những người thành công có bí quyết gì để có được những điều lớn lao như vậy, đó chính là do người thành công có cách tư duy và nhìn nhận khác với những người khác, và nó phản ánh trong cách họ sống, làm việc, tiết kiệm, đầu tư và kinh doanh.

Dưới đây là cách người thành công tư duy và những khóa học trực tuyến với giá khuyến mãi đặc biệt dành riêng cho thành viên Logistics4vn:

1. Bắt đầu bằng việc thấu hiểu bản thân và làm chủ cuộc đời mình

https://mobe.com/wp-content/uploads/2016/06/growth-success-visions-mobe_36297236l.jpg

Khi bắt đầu đặt mục tiêu cho cuộc sống, nhiều người lo lắng rằng mục tiêu của họ quá cao và khó đạt được. Tuy nhiên, dù mục tiêu có cao đến bao nhiêu, để đạt được, hãy bắt đầu bằng việc thấu hiểu bản thân, tự động nhắc nhở bản thân về thời gian hoàn thành công việc, lập kế hoạch chi tiết cho cuộc đời và tuân thủ nghiêm túc.

Theo một cuộc nghiên cứu gần đây của một tạp chí doanh nhân hàng đầu thế giới, tất cả những triệu phú trên thế giới đều bắt đầu sự nghiệp của mình bằng cách nắm được điểm mạnh và điểm yếu của bản thân, đặc biệt là họ lên kế hoạch cuộc đời của mình từ rất sớm.

Một mẹo nhỏ cho các bạn bắt đầu việc này đó chính là hãy tìm hiểu về Eisenhower Matrix và áp dụng vào cuộc sống hằng ngày của bạn.

Theo mô hình này, mọi hoạt động của bạn đều có thể được sắp xếp thành 4 loại theo mức độ ưu tiên như sau:
1. Việc quan trọng và cần giải quyết gấp (Q1)
2. Việc quan trọng nhưng không gấp (Q2)
3. Việc gấp nhưng quan trọng (Q3)
4. Việc gấp nhưng không quan trọng (Q4)

Những người làm chủ cuộc sống của mình tốt là những người sắp xếp & tối ưu hoá tốt thời gian & hiệu quả hoạt động của mình. Đối với mỗi loại hoạt động ta có thể tối ưu như sau:

(Q1): Việc nào quan trọng và cần giải quyết gấp thì bạn cần phải làm cho xong ngay, không được dong dài.
(Q2): Việc nào quan trọng mà không gấp thì hãy lên kế hoạch hoàn thành những việc đó trong tương lai.
(Q3): Việc không quan trọng mà lại gấp: Bạn thường hay tốn thời gian rất nhiều ở các hoạt động này. Có những việc hằng ngày tuy không mang lại lợi ích cho bạn nhưng lại làm tốn thời gian của bạn nhiều nhất. Ví dụ trong công việc: khi một dự án đang gần tới deadline, bạn có quá nhiều việc không thể lo xuể, thì lời khuyên chân thành là đừng ôm việc, hãy xem việc nào quan trọng và cần làm liền thì hãy làm. Việc nào cần gấp mà không quan trọng, ví dụ: in ấn tài liệu. Bạn có thể mất một khoảng thời gian khá phí nếu như tự mình đi làm những việc vậy, bù lại hãy uỷ quyền cho người khác. Ví dụ, nhờ đồng nghiệp hỗ trợ, thuê dịch vụ ngoài giúp bạn. Thế thì khoảng thời gian quý báu của bạn sẽ được dùng hiệu quả giải quyết các việc Q1.
(Q4): Việc không quan trọng mà lại không gấp: Đây là những hoạt động thường xuyên làm cho các bạn giảm năng suất công việc hoặc đang làm bạn đi chệch hướng khỏi những việc trọng tâm để phát triển bản thân & sự nghiệp của bạn. Ví dụ: Bạn đang làm việc nhưng chợt thấy phòng mình không ngăn nắp nên dành cả buổi để dọn lại phòng. Những việc này nên hạn chế làm ít lại hoặc chỉ làm khi bạn đã xong hết những công việc cần ưu tiên trong Q1-Q3.

Đây chỉ là 1 phần nhỏ trong việc quản trị cuộc đời của bạn. Bạn có thể tìm hiểu hai khóa học với giá khuyến mãi 40% cho thành viên Logistics4vn là Thấu hiểu bản thân và Quản trị cuộc đời – Đường đến thành công của TS. Lê Thẩm Dương.

2. Rèn luyện các kỹ năng mềm một cách nghiêm túc

Image result for social skills

Kỹ năng mềm quan trọng hơn suy nghĩ của hầu hết mọi người. Phát triển mối quan hệ với các đồng nghiệp, cấp trên giúp bạn có cơ hội tiếp cận với nhiều cơ hội mới và xây dựng mạng lưới quan hệ cá nhân của riêng mình. Đó là kỹ năng xã hội quan trọng, góp phần không nhỏ trong một sự nghiệp thành công.

Theo thống kê của Linkedin, 3 kĩ năng mềm mà nhà tuyển dụng tìm kiếm ở ứng viên nhiều nhất là Giao Tiếp, Kĩ năng tổ chức, Làm việc nhóm.
+ Giao tiếp: Nếu vào công ty và bạn chỉ làm như một cái máy từ 8AM – 5PM, và lâu lâu làm OT (overtime) thì chắc chắn bạn sẽ kiếm được nhiều tiền như một chú ong chăm chỉ. Nhưng nếu bạn muốn tiến xa hơn, trở thành một nhân tố chính của công ty, tìm kiếm được những cơ hội từ các mối quan hệ trong công ty thì bạn phải dành thời gian và công sức cải thiện kĩ năng giao tiếp. Kĩ năng này sẽ giúp bạn giữ mối quan hệ tốt với sếp và đồng nghiệp. Cao hơn nữa là kĩ năng này giúp bạn gây ra sự ảnh hưởng tới mọi người trong công ty bạn. Nếu tiếng nói của bạn có trọng lượng, đi kèm với sự am hiểu về công việc, bạn sẽ phát triển rất xa.

101-inspiring-quotes-about-communication-27-638.jpg

+ Kĩ năng tổ chức: Áp dụng Eisenhower Matrix như ở mục trên sẽ giúp bạn quản lý được thời gian của bạn hiệu quả giúp bạn lên kế hoạch, điều phối cũng như phối hợp cùng với mọi người trong công ty thực hiện công việc luôn đúng deadline.

+ Teamwork: bạn hãy luôn nhớ câu nói “Nếu bạn muốn đi thật nhanh, hãy đi một mình, nếu bạn muốn đi thật xa thì hãy đi cùng nhau”. Bạn sẽ hiểu rõ hơn sau khi coi video dưới đây.


Tham khảo các khóa học như: 

4. Ham học hỏi

https://orlandoespinosa.files.wordpress.com/2014/05/keep-learning-orlando-espinosa3.jpg

Dave Kerpen (CEO tại Likeable Local, tác giả của cuốn sách “The Art of People”) đã nhận xét rằng người thành công không ngừng học hỏi, kẻ thất bại làm việc theo bản năng

Họ là người học suốt đời và tôn trọng những người có kiến ​​thức sâu rộng trong các lĩnh vực và những gì họ có thể học hỏi. Hãy nhớ rằng: “Nếu bạn cho rằng mình giỏi tất cả mọi thứ, bạn sẽ không học được gì cả”. Hãy phát triển bản thân ở nhiều lĩnh vực, không ngừng học hỏi để tạo ra những thành công lớn hơn.

Có thể nói cách học hỏi nhanh nhất là tìm một người thầy. Hãy dành thời gian học việc cùng người thầy đó, chắc chắn bạn sẽ học được nhanh gấp 2,3 lần so với tự đọc sách tìm hiểu. Việc đơn giản hơn bạn có thể bắt đầu là hẹn cafe với những người bạn học chung cấp 3 nhưng giờ đang học hoặc làm ở các lĩnh vực khác nhau. Sau một buổi cafe, có thể bạn sẽ học được rất nhiều từ các lĩnh vực khác nhau từ tài chính, ngân hàng, marketing, bán hàng cho đến giáo dục.

Cùng tham khảo nội dung miễn phí ở Bài 3: Chỉ có thể thành công khi không ngừng học tập trong khóa học Làm chủ tuổi 20.

5. Người thành công quan tâm đến sức khỏe

Image result for workout

Người thành công hiểu rõ tầm quan trọng của một cơ thể khỏe mạnh với một bộ não năng động. Anna Wintour – Tổng biên tập tạp chí Vogue chơi tennis 1 giờ mỗi ngày. Và bà cũng không phải là người duy nhất dành thời gian để chơi thể thao, rèn luyện cơ thể. Richard Branson (chủ tịch của Virgin, xếp thứ 5 trong danh sách các doanh nhân giàu nhất nước Anh, và thứ 254 trong danh sách tỷ phú của tạp chí Forbes năm 2011) luôn giữ cho mình sự dẻo dai, khỏe mạnh với môn lướt ván diều và chạy ma-ra-tông.

Các bạn có thể bắt đầu từ những môn thể thao có thể tự luyện tập tại nhà như Yoga và thiền, hứa hẹn những thay đổi cả về sức khỏe và tinh thần.

6. Người thành công tạo lập những thói quen tốt

http://blog.bizweb.vn/wp-content/uploads/2015/06/8-s%E1%BB%B1-kh%C3%A1c-bi%E1%BB%87t-v%E1%BB%81-t%C6%B0-duy-gi%E1%BB%AFa-b%E1%BA%A1n-v%C3%A0-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-th%C3%A0nh-c%C3%B4ng-ph%E1%BA%A7n-1-650x4511-650x351.jpg

Sự thành công không phải vận may từ trên trời rơi xuống, cũng không phải tự nhiên có mà cần phải bắt đầu từ những thói quen nhỏ nhất trong công việc và cuộc sống. Hầu hết những người thành công thường tạo cho mình những thói quen lặp đi lặp lại và sẽ chỉ thay đổi khi cần thiết.

Việc liên tục thay đổi thói quen sẽ gây nên rối loạn cơ thể và tạo ra căng thẳng, làm phức tạp quá trình ra quyết định. Làm việc, sinh hoạt theo thói quen sẽ làm tăng mức độ thoải mái của bạn và gia tăng sự thành công.

Hãy tập những thói quen tích cực như là đọc sách, tập thể thao, coi video truyền cảm hứng… Thường thực tế, chúng ta hay bỏ giữa chừng khi đang tập tạo ra một thói quen nào đó. Các nhà khoa học chứng minh rằng, thường phải tốn ít nhất 21 ngày mới bắt đầu để một thói quen được hình thành. Có 8 bước để giúp bạn tạo và duy trì 1 thói quen tốt:

  1. Tìm thói quen mà bạn muốn tạo
  2. Liệt kê ra những lợi ích mà thói quen đó sẽ mang lại cho bạn
  3. Thường xuyên làm theo đúng các thói quen đó. Ví dụ cố định ngày đọc sách là tối 7h mỗi thứ 2,4,6.
  4. Đặt ra mục tiêu ngắn hạn và dài hạn cho thói quen đó. Đồng thời đặt ra phần thưởng nếu như mình hoàn thành được các mục tiêu đó.
  5. Bắt đầu từ ít đến nhiều, từ cường độ thấp tăng dần lên cường độ cao. Sai lầm nhiều nhất đó chính là mọi người thường bắt đầu tạo thói quen với cường độ cao. Việc này rất dễ tạo ra sự chán nản.
  6. Tập làm đều hơn là làm tốt.
  7. Gặp gỡ các người bạn cùng chung thói quen. Ví dụ tham gia giao lưu với các câu lạc bộ thích đọc sách, để được truyền thêm nhiều cảm hứng và động lực.
  8. Sau khi hoàn thành tạo được thói quen, đừng dừng lại mà nên có một sự phát triển nối tiếp lâu dài.

Cùng TS. Lê Thẩm Dương quản trị cuộc đời và Diễn giả Dương Duy Bách làm chủ tuổi 20