Các doanh nghiệp toàn cầu thường tập trung, củng cố dịch vụ logistics và chức năng quản lý của chuỗi cung ứng tại một địa điểm an toàn, nơi mà từ đó, doanh nghiệp có thể tiếp cận một thị trường rộng lớn. Với sự kết nối rộng lớn và lực lượng lao động có nhiều kinh nghiệm, các đơn vị tư vấn và các dịch vụ hỗ trợ chuỗi cung ứng khác luôn sẵn sàng phục vụ, Singapore đã trở thành một trong những địa điểm lý tưởng để các doanh nghiệp hướng đến. Liệu Logistics: Bước nhảy vọt tiếp theo của ASEAN?
Để đáp ứng cho chuỗi cung ứng của các thị trường riêng lẻ ở châu Á, việc tạo dựng những lợi thế cạnh tranh và tạo ra hiệu quả kinh tế từ việc phối hợp các hoạt động trong khu vực bằng việc thành lập các trung tâm giám sát hoạt động và kỹ thuật (Operational and technical hubs) để kiểm soát của mạng lưới chuỗi cung ứng tại châu Á là điều hết sức cần thiết. Đồng thời, các doanh nghiệp logistics cần phải chuẩn bị cho sự phát triển của công nghệ in 3D sẽ ảnh hưởng đến hoạt động vận tải toàn cầu.
Việc tập trung quản lý chuỗi cung ứng thành một trung tâm hiện nay rất phổ biến và rất cần thiết đối với ngành công nghệ và các doanh nghiệp lớn. Các công ty lớn như Nike và Unilever đã thiết lập một hệ thống hiện diện khắp các thành phố của nhiều nước để tiếp cận thị trường toàn cầu, đây cũng được xem như đòn bẩy cho các dịch vụ hậu cần và các liên kết bền vững mà các nhiều nước mong muốn.
Theo Hội đồng Phát triển Kinh tế Singapore (EDB), Nike đã thành lập trung tâm Giao dịch toàn cầu (Global trading hub) của mình tại Singapore để tận dụng những thế mạnh tài chính, pháp lý và hậu cần tại đây. Từ việc này ta có thể thấy rằng, họ đang thực hiện việc tập trung nguồn hàng hóa toàn cầu, logistics và bảo vệ thương hiệu của mình tại đây. Unilever đã cử rất nhiều giám đốc Logistics của mình đến khu vực châu Á Thái Bình Dương (APAC), mà điển hình là Singapore để quản lý chức năng của chuỗi cung ứng end-to-end và giảm thiểu một cách tổng thể những chi phí liên quan.
Tuy nhiên, sự phát triển của công nghệ in 3D cũng sẽ gây ra những thay đổi của việc sản xuất và các cơ sở hạ tầng liên quan (ví dụ là chuỗi cung ứng) và mạng lưới để duy trì nó. Những thay đổi này đòi hỏi phải có các chuyên gia quản lý chuỗi cung ứng, tư vấn viên, kỹ thuật viên và nguồn tài nguyên với một nguồn lực vững mạnh. Các giải pháp logistics phải được thay đổi và điều chỉnh cho các ngành công nghiệp mũi nhọn, đặc biệt là đối với lĩnh vực tăng trưởng như robot, máy bay do thám, vật liệu in 3D…
Cam kết của Chính phủ, các kế hoạch kĩ lưỡng, cũng như các khoản đầu tư bổ sung là những điều kiện cần thiết để tạo ra cơ sở hạ tầng và các hệ thống công nghiệp bền bỉ , mạnh mẽ, đủ để thích ứng với sự gián đoạn mà các công nghệ mới mang lại (Công nghệ in 3D có thể làm gián đoạn lĩnh vực vận tải do người dùng có thể tự in được hàng hóa cần thiết của mình mà không cần các nhà cung cấp ở những nơi khác nhau).
Trong làn sóng đầu tư ồ ạt vào khu vực ASEAN, Singapore cũng mạnh dạn đầu tư vào một siêu cảng (mega-port) tại Khu công nghiệp Tuas. Đây là một sự đầu tư dài hạn với mục đích hỗ trợ và làm chủ hoạt động quản trị chuổi cung ứng quy mô lớn (Large-Scale Supply Chain). Dự án được kỳ vọng sẽ bắt đầu đi vào hoạt động vào năm 2014.
Ngày nay, giai cấp trung lưu trong khu vực ngày càng phát triển. Cùng với đó, viêc kình doanh với tầng lớp này cũng tăng nhanh, ngành phức hợp logisctics cần phải điểu chỉnh tính bất thường của thị trường mới nổi ASEAN. Tiềm năng phát triển kinh doanh được đánh giá bởi các thách thức mà các thị trường năng động như Indonesia và Philippines đã đề ra từ trước.
Đoàn Quốc Tuấn
Nguồn : supplychains.com