Xu hướng Near-Shoring, Off-Shoring và sự rút lui khỏi Trung Quốc của các công ty đa quốc gia.

Theo cuộc khảo sát AlixPartners: 32% các công ty được khảo sát cho biết họ có đã gần như tiến hành “near-shoring” hoặc đang trong quá trình.

xu hướng near-shoring

Trong vài tuần qua, tin tức về tình trạng hỗn loạn về tài chính ở Trung Quốc liên quan đến phá giá tiền tệ, suy thoái kinh tế và sự sụt giảm của thị trường chứng khoán xuất hiện khắp nơi. Hầu hết các nhà kinh tế, bao gồm cả những nhân vật lớn ở IMF (Quỹ tiền tệ quốc tế) cho rằng còn quá sớm để nói về một cuộc khủng hoảng kinh tế. Theo ông David Simchi-Levi – giáo sư tại Massachusetts Institute of Technology, ông hoàn toàn đồng ý. Tuy nhiên, ông vẫn tin rằng suy thoái tại Trung Quốc, một phần là do việc đẩy nhanh xu hướng near-shoring (các công ty chuyển các xưởng sản xuất gần với những thị trường sở tại hơn vì giá nhiên liệu và chi phí nhân công gia tăng), thực hành sản xuất gần gũi hơn với khách hàng.

Bằng chứng của ông là một loạt các cuộc điều tra riêng biệt được thực hiện bởi các tổ chức khác nhau, bao gồm cả các diễn đàn đổi mới chuỗi cung ứng của MIT.

MIT Forum phát động một cuộc khảo sát trực tuyến trong năm 2012 để hiểu những gì các nhà sản xuất Mỹ đang làm về việc đưa sản xuất trở lại Hoa Kỳ và những yếu tố nào đã thúc đẩy quá trình đưa ra quyết định của họ. 156 công ty sản xuất có trụ sở tại Hoa Kỳ đã phản hồi. Kết quả báo cáo chỉ ra một bước ngoặt cùng với một số dấu hiệu của sự thay đổi trong sản xuất. Trong đó 33,6% số người được hỏi nói rằng họ đã “xem xét” việc đưa sản xuất trở lại Hoa Kỳ, 15,3% các công ty Mỹ trả lời rằng họ đã “dứt khoát” lập kế hoạch để làm như vậy. Các kết quả của cuộc khảo sát năm 2014 cho thấy 89 công ty có trụ sở tại Mỹ và 33 công ty có trụ sở ở nước ngoài trả lời rất giống nhau.

Cuộc khảo sát AlixPartners gần đây của các công ty sản xuất và phân phối phục vụ Bắc Mỹ và Tây Âu cho thấy rằng quá trình này là rất nhanh: 32% các công ty được khảo sát cho biết họ có đã gần như tiến hành “near-shoring” hoặc đang trong quá trình làm như vậy để đáp ứng nhu cầu thị trường. Trong số các nhà lãnh đạo công ty được khảo sát, 48% cho biết các hoạt động “near-shoring” có khả năng tiến hành trong vòng một đến ba năm.

Một dấu hiệu cho thấy xu hướng near-shoring được đẩy mạnh là chỉ số quản lý thu mua (PMI). Chỉ số này, được biên dịch hàng tháng, cho thấy những thay đổi trong hoạt động sản xuất. Giá trị 50,0 có nghĩa là không thay đổi, trong khi giá trị ở trên nó có nghĩa là sự gia tăng trong hoạt động và bên dưới nó là giảm hoạt động. PMI của Trung Quốc là 49,7 trong tháng 08 và 50 vào tháng 07, phản ánh một sự suy giảm thực sự trong hoạt động. Trong khi đó, chỉ số PMI của Mỹ là 51,1 trong tháng 08 và 52,7 trong tháng 07, phản ánh sự sụt giảm trong tăng trưởng nhưng không phải là một sự suy giảm trong hoạt động, và PMI của Châu Âu giảm nhẹ xuống 52,2 trong tháng 08, từ 52,3 trong tháng 07. Nhìn chung, những con số này cho thấy sự suy giảm trong hoạt động sản xuất tại Trung Quốc liên quan đến nhu cầu thị trường trong nước thay đổi và tác động của “near-shoring”.

Tất nhiên, việc đưa sản xuất trở lại Hoa Kỳ không nhất thiết có nghĩa là Mỹ sẽ có thêm nhiều công việc sản xuất; và cũng không nhất thiết có nghĩa rằng Trung Quốc sẽ thay đổi vị trí là một trung tâm sản xuất. Tuy nhiên, nó có thể gợi ý rằng thế giới đang ở giữa một cuộc chuyển mình, với các công ty chuyển từ một chiến lược sản xuất toàn cầu, mà trọng tâm là các nước có chi phí thấp, với một chiến lược khu vực hơn, nơi mà Trung Quốc tập trung vào thị trường Trung Quốc, Hoa Kỳ (hoặc Mexico và Mỹ Latinh) là các nước châu Mỹ, còn Đông Âu là thị trường Châu Âu. Như các cuộc điều tra gần đây cho thấy, xu hướng này đã quay trở lại trong vài năm qua không chỉ vì áp lực đưa công việc sản xuất trở lại Hoa Kỳ, nhưng cũng vì chính nền kinh tế đã làm cho off-shoring (các công ty chuyển dịch sản xuất sang những địa điểm có chi phí rẻ hơn như Trung Quốc hoặc Mỹ La tinh) đã không còn hấp dẫn như lúc ban đầu vì những lý do sau đây:

  1. Giá dầu: việc chuyển sang sản xuất chi phí thấp trong những năm 1990 đã thúc đẩy một phần bởi giá dầu giá rẻ. Tuy nhiên, giá dầu sau đó tăng gấp ba lần trong hơn thập kỷ qua. Kết quả là, chi phí logistics tăng lên đáng kể so với những gì họ nhận được. Dù giá dầu đã giảm gần đây, nhưng giá cả của các mặt hàng khác kể cả sự gia tăng trong sản xuất khí tự nhiên của Mỹ đã không còn rẻ như lúc trước. Điều này có nghĩa rằng đối với một số ngành công nghiệp, giá thấp nhất để sản xuất tại Mỹ có thể lớn hơn giá thấp nhất của việc chuyển hàng từ Trung Quốc.
  2. Chi phí nhân công: trong vài năm qua, chi phí lao động ở Trung Quốc đã gia tăng hàng năm gần 20% so với 3% ở Hoa Kỳ và 5% ở Mexico. Vì vậy, nếu công ty của bạn đã quyết định sản xuất-tìm kiếm nguồn hàng trong năm, bảy, hoặc 10 năm trước đây, có thể cần phải xem xét lại những quyết định đó ngày hôm nay.
  3. Tự động hóa: cảm biến giá rẻ, máy tính với cấu hình mạnh mẽ, và các công nghệ mới đã dẫn đến tự động hóa sản xuất làm tăng năng suất. Cải thiện năng suất này thay đổi kinh tế và làm giảm tầm quan trọng của chi phí lao động thấp. Kết quả là, trọng tâm của các công ty sản xuất tập trung nhiều vào công nhân lành nghề hơn là vào bộ phận công nhân chi phí thấp.
  4. Nguy cơ: các chiến lược của các công ty toàn cầu đã thực hiện như gia công phần mềm và off-shoring đã làm gia tăng đáng kể nguy cơ. Bởi vì chuỗi cung ứng của họ phải đa dạng về mặt địa lý hơn, và kết quả là, tiếp xúc với tất cả các loại của các vấn đề tiềm năng. Một ví dụ gần đây là vụ nổ tại một nhà kho ở Thiên Tân liên quan đến vật liệu nguy hiểm. Vụ việc dẫn đến công ty phải đánh giá lại nhà cung cấp của họ và cơ sở sản xuất để tăng tính linh hoạt và giảm thiểu rủi ro.

Sự rối loạn hiện nay ở Trung Quốc rất có thể sẽ đẩy nhanh xu hướng near-shoring nhưng tác động sẽ khác nhau tùy theo ngành công nghiệp và công ty cụ thể.

xu hướng near-shoring

Đối với các ngành công nghiệp công nghệ cao (ví dụ, sản xuất máy tính xách tay và điện thoại di động) tái tạo lại cơ sở hạ tầng ở Trung Quốc ở một nơi khác sẽ rất tốn kém và khó khăn để làm. Ngược lại, nó sẽ được dễ dàng hơn cho các công ty giày dép và may mặc để di chuyển đến các địa điểm chi phí thấp hơn. Các nhà sản xuất các sản phẩm nặng như máy móc hoặc xe bị ảnh hưởng nặng bởi chi phí vận chuyển có thể phải bỏ ra một khoảng chi phí để đưa hàng hóa đến gần gũi hơn với nhu cầu thị trường.

Điểm mấu chốt: Các công ty cần phải đánh giá trên cơ sở liên tục cho dù những thiệt thòi cho ngành công nghiệp cụ thể của họ đủ để biện minh cho một sự thay đổi trong chiến lược tìm nguồn cung ứng của họ.

Anh Tú

UT-Logs Club

Theo: HBR magazine