RFID: CÒN HƠN LÀ MỘT MÃ VẠCH

RFID là viết tắt của cụm từ Radio Frequency Identification, nghĩa là việc nhận dạng bằng tần số của sóng vô tuyến. Hệ thống này gồm 03 bộ phận chính thẻ RFID (tag), thiết bị đọc thẻ RFID (hay còn gọi là đầu đọc – reader) và các phần mền máy tính.

Công nghệ nhận dạng tần số vô tuyến (RFID) có thể cung cấp nhiều lợi ích làm giảm đáng kể và loại bỏ những phần thừa thải trong chuỗi cung ứng mở rộng.
RFID

RFID, một phương pháp nhận dạng tự động sử dụng thẻ điện tử có một vi mạch và ăng-ten, không chỉ đơn giản là một cải tiến nhỏ từ công nghệ mã vạch. Mã vạch chỉ cung cấp thông tin của đối tượng ở một thời điểm nhất định và thông tin được nhập tự động, trong khi RFID, về lâu dài có khả năng cung cấp thông tin về đối tượng đầy đủ và liên tục trong suốt sản xuất, vận chuyển, lưu kho và bán hàng (dòng thông tin của hàng hóa được cập nhật thường xuyên.

Việc thu thập dữ liệu RFID có thể nhận được thực hiện nhanh hơn so với mã vạch, đồng thời cung cấp thêm thông tin về các sản phẩm, sử dụng ít lao động hơn khi áp dụng hệ thống RFID. Bởi vì các chip RFID hiện nay đã trở nên tinh vi hơn, ít tốn kém, với dữ liệu tiêu chuẩn hóa hơn, sẽ mang lại nhiều hiệu quả hơn nữa.

Một thập kỷ trước, Walmart là một trong những doanh nghiệp đầu tiên thực hiện RFID với các nhà cung cấp lớn của nó để theo dõi pallet hàng hóa dọc theo chuỗi cung ứng từ nhà cung cấp đến các trung tâm phân phối. Trong năm 2010, các nhà bán lẻ khổng lồ khác đã lập kế hoạch đưa RFID vào các sản phẩm may mặc cá nhân – chẳng hạn như Macy. Mục tiêu của việc thực hiện RFID nhằm theo dõi vị trí chính xác của một hàng hóa đã xuất đi bất cứ nơi nào trong chuỗi cung ứng của mình hoặc tại cửa hàng.

Có vẻ như mọi việc vô cùng hứa hẹn nhưng một khảo sát của Gartner năm 2010 cho thấy 51% các công ty đã không áp dụng RFID, qua đó cho thấy công nghệ và ứng dụng của nó vẫn chưa được sử dụng rộng rãi.

RFID      RFID có nhiều công dụng trong suốt chuỗi cung ứng mở rộng, bao gồm:

  • Nó có thể theo dõi các sản phẩm sản xuất thông qua các nhà máy và thông qua vận chuyển cho khách hàng.
  • Hoạt động cửa hàng bán lẻ có thể sử dụng việc gắn thẻ RFID để đếm, theo dõi và bổ sung hàng tồn kho từ nhà kho đến các cửa hàng.
  • RFID có thể theo dõi hàng tồn kho thông qua quản lý kho bãi, vận chuyển và các trung tâm phân phối.
  • Nó có thể theo dõi các tài sản như xe cộ, công cụ và thiết bị.

RFID cũng giúp làm giảm và loại bỏ những thứ thừa thải trong một loạt các khu vực chức năng chẳng hạn như:

  • Chế tạo. RFID cải thiện độ chính xác, giảm lao động và chi phí liên quan và cho phép tăng cường khả năng hoạt động như là kết quả của việc theo dõi thời gian thực của vật liệu (đặc biệt là nguyên liệu và công việc theo quy trình hàng tồn kho để hỗ trợ sản xuất).
  • Phân phối. RFID làm tăng hiệu quả, sự kiểm soát, và độ chính xác trong quá trình lựa chọn và phân phối hàng hóavà làm giảm chi phí phân phối. Nó cũng có tác động đáng kể đến Cross-docking, nơi các sản phẩm từ các nhà cung cấp hoặc nhà máy sản xuất được phân phối trực tiếp đến khách hàng hoặc nhà bán lẻ nhằm tối đa hóa thời gian xử lý hoặc lưu trữ trong quá trình lưu kho.

  • Bán lẻ. RFID hỗ trợ trong việc đếm chu kỳ và kích hoạt bổ sung hàng hóa từ đầu đến cuối của một cửa hàng đặc biệt là các mặt hàng đắt tiền với khả năng quét “one shot” các mặt hàng lúc thanh toán.

Trong khi nhiều phân khúc của thế giới kinh doanh sử dụng RFID, một trong những lý do cho tỷ lệ chấp nhận tương đối chậm chạp của nó là chi phí và công nghệ liên quan mà trên thực tế đã giảm đi nhiều trong suốt thời gian qua. Và khi chúng ta cân nhắc đến giá trị của RFID, câu hỏi đặt ra không phải là những sự chậm chạp kể trên mà câu hỏi chính xác nhất chính là When? (Khi nào?).

Anh Tú

UT-Logs Event’s Assistant

Theo: Inboundlogistics.com