Công nghiệp Mỹ trở lại số 1 thế giới

Mỹ đánh bại Trung Quốc, trở thành nước công nghiệp sản xuất đứng đầu thế giới trong năm 2020

Theo báo cáo 2016 của Gobal Manufacturing Competitiveness Index, Mỹ được dự đoán sẽ trở thành quốc gia có nền công nghiệp sản xuất đứng đầu thế giới trong 5 năm tới, cùng với việc Trung Quốc đang dẫn đầu sẽ lui xuống vị trí thứ 2.

Bản báo cáo được thực hiện bởi Deloitte Touche Tohmastu Limited’s (Deloitte Global) Global Consumer & Industrial Products Industry group và the US Council on Competitiveness (Council). Dự đoán “Công nghiệp Mỹ trở lại số 1 thế giới” dựa trên những nghiên cứu chi tiết từ kết quả khảo sát của hơn 500 giám đốc điều hành và lãnh đạo của các công ty sản xuất trên khắp thế giới

“The 2016 Global Manufacturing Competitiveness Index đã chỉ ra tầm quan trọng của các chính sách, đầu tư, và sự cải tiến trong sức cạnh tranh giữa các công ty và các quốc gia” (Debora L. Wine-Smith, chủ tịch CEO của Hội đồng). Phát hiện trên sẽ giúp các công ty định hình chiến lược kinh doanh nhằm tăng sức cạnh tranh, và tạo thêm nhiều cơ hội việc làm.”

Theo nghiên cứu của Advanced Technologies Initative: Manufacturing & Innovation, bản báo cáo 2015 được công bố bởi Deloitte Global và Hội đồng. Khả năng vươn lên đứng đầu được cho rằng phần lớn do đầu tư của Mỹ trong các lĩnh vực nghiên cứu, công nghệ, cải tiến, từ đó đẩy mạnh sức cạnh tranh của ngành công nghiệp và thúc đẩy sự phát triển kinh tế nước Mỹ

Công nghiệp Mỹ trở lại số 1 thế giới
Cải tiến công nghệ trong công nghiệp sản xuất

“Sự cạnh tranh trong các ngành sản xuất, được thúc đẩy mạnh mẽ nhờ sự phát triển của công nghệ, tập trung cả vào thế giới thực lẫn thế giới ảo, cả trong lẫn ngoài phân xưởng, với cả khách hàng và người cung cấp. Tất cả tạo nên một môi trường sản xuất toàn cầu đầy linh hoạt, với nhiều đổi mới và cạnh tranh” (Craig Giffi, người lãnh đạo tập đoàn Deoitte US Consumer & Industrial Products và đồng tác giả của báo cáo)

The 2016 Global Manufacturing Competitiveness Index dự đoán top 11 nước đứng đầu vẫn sẽ duy trì được vị trí từ năm nay đến năm 2020, với vài sự thay đổi về mặt thứ hạng. Ngoài ra, việc Trung Quốc và Mỹ chiếm hai ngôi vị đầu bảng, Đức và Nhật Bản lần lượt giữ vị trí 3 và 4. Ấn Độ, hiện đang xếp vị trí thứ 11 trong danh sách, được dự đoán sẽ vươn lên vị trí thứ 5. Hàn Quốc, Canada và Singapore lại được cho rằng sẽ sụt một hạng mỗi nước do sự vươn lên của Ấn Độ, trong khi Đài Loan và Anh sẽ bị giảm 2 hạng trong bảng danh sách. Ngược lại, Mexico được dự đoán sẽ tăng hạng từ thứ 8 lên thứ 7.

Trong khi đó, 9 vị trí tiếp theo trong danh sách, cho rằng dự kiến của ngành công nghiệp thế giới về sự vươn lên mạnh mẽ và đáng e ngại của các nước đang phát triển trong vòng 5 năm tới. Malaysia dự kiến sẽ tăng hạng từ thứ 17 lên thứ 13, Việt Nam tăng từ 18 lên 12, và Indonesia tăng từ 19 lên 15. Ngược lại, các nước châu Âu bao gồm: Thụy Sĩ, Thụy Điển, Ba Lan và Hà Lan được cho rằng sẽ giảm đến tận 6 hạng xét trên tính cạnh tranh thị trường.

“Trong khi các thị trường đang phát triển tiếp tục thúc đẩy vươn lên các vị trí dẫn thế kỉ 20 như Mỹ, Đức, Nhật Bản trong việc nắm giữ 3 trên 4 vị trí dẫn đầu hiện tại và cả trong tương lai – theo Giffi. “Nếu tính thêm Anh và Canada, cũng thuộc top 10 nước công nghiệp sản xuất trên thế giới, đó chính là xu hướng “Quay lại tương lai” (Back to the future) được rút ra từ 5 nghiên cứu trên. Ngoài ra, các nước BRIC, ngoài Trung Quốc, còn được cho rằng sẽ mất đi sức hút của một thị trường sản xuất tiềm năng dựa trên nhận định của nhiều giám đốc khi nói về những nghiên cứu trên. Thế nhưng, Ấn Độ lại được dự đoán sẽ tăng lên top 5 toàn thế giới, khẳng định sự lạc quan của các nhà lãnh đạo về tương lai của thị trường này.

Công nghiệp Mỹ trở lại số 1 thế giới
Top 5 nước công nghiệp sản xuất năm 2013

Ngoài bảng xếp hạng của các quốc gia, bản báo cáo còn chỉ ra những nhân tố thúc đẩy quan trọng tới sức cạnh tranh trong ngành sản xuất. Năng lực chính là yếu tố quan trọng nhất, thông qua khảo sát; theo sau đó là giá của nguyên vật liệu và tiền lương. Năng suất trong làm việc xếp thứ 3. Sự đảm bảo và kịp thời của các nhà cung cấp chất lượng tại địa phương xếp thứ 4.

“Năng lực tiếp tục giữ vững vai trò quan trọng nhất trong sức cạnh tranh của ngành sản xuất toàn cầu”, theo Tim Hanley,  lãnh đạo Deloitte Global về Consumer & Industrial Products Industry. “Điều này thống nhất với ý kiến của các giám đốc điều hành được chúng tôi khảo sát trên toàn thế giới trong nhiều năm. Nó đã nhấn mạnh sự thay đổi trong các kĩ năng cần có khi các nhà sản xuất ngày càng áp dụng công nghệ tân tiến để đổi mới, cải tiến các sản phẩm dịch vụ, và hình thức kinh doanh trong tương lai”

Các nhân tố thúc đẩy sức cạnh tranh của các ngành sản xuất toàn cầu theo thứ tự giảm dần:

  1. Năng lực
  2. Chi phí
  3. Năng suất làm việc
  4. Mạng lưới các nhà cung cấp
  5. Hệ thống luật pháp và quy định
  6. Cơ sở hạ tầng giáo dục
  7. Cơ sở hạ tầng vật chất
  8. Hệ thống kinh tế, trao đổi, tài chính và thuế
  9. Chính sách cải tiến cơ sở vật chất
  10. Chính sách năng lượng
  11. Tiềm năng của thị trường địa phương
  12. Hệ thống chăm sóc y tế

Linh Nguyễn

Nguồn: www.logisticsmgmt.com